Việc sửa đổi, bổ sung Nội quy lao động thực tế phải được được chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều nội quy lao động và Luật Dương Gia sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về quyết định này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động:
- 4 4. Quy định của pháp luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động:
1. Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động là gì?
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động là căn cứ để làm phát sinh nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động mới, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc sử dụng nội quy lao động, cũng là điều kiện bắt buộc khi người sử dụng lao động không muốn ban hành một quyết định ban hành nội quy khác.
2. Mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động mới nhất:
Tên đơn vị:…..
————-
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——– o0o ——-
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động)
__________
GIÁM ĐỐC CÔNG TY …….
– Căn cứ vào
– Căn cứ theo quy định của Công ty …………….
– Xét theo đề nghị của Trưởng phòng Hành chính Nhân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy lao động sửa đổi, bổ sung ngày …./…/…. như sau:
1. Sửa đổi Điểm c – Mục 2 – Điều ….;
2. Bổ sung Điểm d – Mục 2 – Điều …..;
3. ………..
4. ……….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…., những quy định trước đây trái với quyết định này sẽ bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ phận và phòng ban liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 3.
– Lưu HCNS.
GIÁM ĐỐC
3. Hướng dẫn mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động:
Thực tế, nội dung quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động không có gì phức tạp, ở Điều 1, người ra quyết định ghi đầy đủ nội dung các điều cần sửa đổi, bổ sung lần lượt; điều 2 và điều 3 là thời điểm phát sinh hiệu lực và chủ thể có trách nhiệm thi hành.
Các nội dung khác phải đảm bảo bao gồm tên đơn vị, số quyết định, chủ thể ban hành, chữ ký của chủ thể ban hành, ngày tháng năm ban hành quyết định.
4. Quy định của pháp luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động:
Nội quy lao động là bản quy định do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và những quy tắc xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi vi phạm kỷ
Nội dung của nội quy lao dộng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 118, nội quy lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Lưu ý: Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
– Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
– An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
– Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
– Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với
– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
– Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trong quá trình áp dụng nội quy lao động, người lao động và người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại theo quy định tai Điều 5, điều 6
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
– Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
– Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Việc trao quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể này trong quan hệ lao động tạo ra sự công bằng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đối tượng yếu thế, nhưng cũng bảo đảm được yếu tố quản lý của người sử dụng lao động, chủ thể tạo ra việc làm và sản phẩm cho xã hội.