Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là gì? Trình tự thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân?
Như chúng ta đã biết thì Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung được áp dụng với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được quy định. Để hiểu thêm về việc thi hành án phạt tước một số quyền công dân là gì? Trình tự thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân cũng như các quy định khác của pháp luật về thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý: Luật thi hành án hình sự 2019
Luật sư
1. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là gì?
1.1. Quyền công dân là gì?
– Quyền công dân là khả năng tự do lựa chọn hành vì của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu và các Quyền của công dân liên quan đến nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công dân thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định theo pháp luật hiện hành.
– Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác và điểu chỉnh các quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
1.2. Khái niệm Thi hành án phạt tước một số quyền công dân
Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án và quyết định của
1.3. Những quyền mà công dân bị hạn chế là gì?
Công dân trong trường hợp pháp luật quy định có thể bị tước một hoặc một số quyền như sau:
Thứ nhất, Tước quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước thì Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước Và Ủy ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri. trong các Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri của người đó theo quy định và
Thứ hai, Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thi Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước và Trong các Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ và công chức và viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó theo quy định của pháp luật
Thứ ba, Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, Ở nội dung này thì Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hay dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức theo quy định và công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Trong các Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức và các viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan và đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định
2. Trình tự thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
2.1. Trình tự thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật thi hành án hình sự 2019, việc thi hành án phạt tước một số quyền của công dân được tiến hành như sau:
– Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp phạm nhân chấp hành án tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp nơi người đó về cư trú.
– Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
+ Tài liệu khác có liên quan.
– Đối với các Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo thì sau khi nhận được bản án và các quyết định thi hành án do Tòa án ra quyết định thi hành án gửi thi các Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi người chấp hành án làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị tước một số quyền công dân về cư trú có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án phạt tước một số quyền công dân theo bản án của Tòa án; cung cấp danh sách người bị tước một số quyền công dân khi có đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt có trụ sở.
3.2. Các trường hợp tước quyền công dân theo luật thi hành án hình sự 2019
Trường hợp 1: Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
Trường hợp 2: Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước
– Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
– Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
Trường hợp 3: Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
– Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
– Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.