Đơn xin xác nhận là giáo viên của trường chính là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xác nhận cá nhân viết đơn là giáo viên của trường. Vậy đơn xin xác nhận là giáo viên của trường là gì? Khi viết đơn xin xác nhận là giáo viên của trường thì giáo viên cần lưu ý những điều gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận là giáo viên của trường là gì?
Đơn xin xác nhận là giáo viên của trường là mẫu đơn do cá nhân ( giáo viên) lập ra gửi cho chủ thể có thẩm quyền (Ban giám hiệu Nhà trường, Hiệu trưởng trường và phòng quản lý) khi muốn xác nhận là giáo viên của một cơ sở giáo dục nhất định. Trong đơn xin xác nhận là giáo viên của trường phải nêu được những nội dung về thông tin của giáo viên, lý do muốn xác nhận,…
Đơn xin xác nhận là giáo viên của trường là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của giáo viên, lý do muốn xác nhận,…. Ngoài ra, đơn xin xác nhận là giáo viên của trường chính là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền ( Ban giám hiệu Nhà trường, Hiệu trưởng trường và phòng quản lý) xác nhận cá nhân viết đơn là giáo viên của trường.
2. Mẫu đơn xin xác nhận là giáo viên của trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN XÁC NHẬN LÀ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG
(Vv là giáo viên Trường … )
Căn cứ theo Quyết định số …/QĐ-… ngày … tháng … năm … quy định về Viên chức trường ….
Kính gửi: – BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG
– HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
– PHÒNG QUẢN LÝ
Tên tôi là: …
Ngày tháng năm sinh:…./…../….. Nơi sinh: …
Số CMND: …. Ngày cấp; …/…./…. Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại:…
Hiện đang công tác tại: …
Chức vụ: …
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Hiệu trưởng xác nhận tôi hiện là giáo viên đang công tác tại Trường …. . Với lý do
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG (nếu có)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận là giáo viên của trường:
Phần kính gửi của đơn xin xác nhận là giáo viên của trường thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền ( Ban giám hiệu Nhà trường, Hiệu trưởng trường và phòng quản lý).
Phần nội dung của đơn xin xác nhận là giáo viên của trường sẽ gồm những thông tin của cá nhân ( giáo viên): tên, ngày tháng năm sinh, căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ nơi công tác và chức vụ. Ngoài ra, người làm đơn sẽ trình bày cụ thể lý do tại sao muốn xác nhận là giáo viên của trường. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn xin xác nhận là giáo viên của trường thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Một số quy định về viên chức:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
4.1. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp bao gồm:
+ Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
+ Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
+ Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
+ Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
4.2. Nghĩa vụ của viên chức:
Nghĩa vụ chung của viên chức:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
+ Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
– Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
– Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Điều kiện đăng ký dự tuyển:
Điều kiện tuyển dụng được quy định tại Điều 22,
“1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.”
4.4. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc:
Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
+ Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
+ Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
+ Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
+ Chế độ tập sự (nếu có);
+ Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
+ Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải