Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không? Thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn theo quy định?
Hiện nay, tình trạng tổ chức tảo hôn cho nam nữ ở một số nơi vẫn diễn ra mặc dù công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật được đẩy mạnh. Ngoài việc vi phạm quy định của
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Mục lục bài viết
1. Về độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Nhằm bảo đảm về sự phát triển thể chất về khả năng sinh sản của nam và nữ nên pháp luật hôn nhân quy định về độ tuổi có sự chênh lệch nhau tương ứng với sự phát triển dậy thì của hai giới tính. Nam và nữ phải “đủ” tuổi, từ đủ ở đây được hiểu là đủ theo ngày, tháng, năm sinh của người đó.
Ví dụ: Nam A, sinh ngày 02/06/2000. Đến ngày 31/05/2020, bạn chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 03/06/2020, A mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.
Luật sư
2. Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không?
Trong trường hợp cha mẹ không có giấy đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn quy định linh hoạt nhằm bảo đảm quyền được khai sinh của trẻ em con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ và bảo đảm quyền làm cha mẹ của công dân khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha mẹ:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật hộ tịch thì Ủy ban nhân ân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Thủ tục nhận cha con được quy định tại Điều 25
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Theo quy định nêu trên việc đăng ký khai sinh cho con không bắt buộc bố mẹ phải có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc thể hiện thông tin của người cha trên giấy khai sinh của con bạn thì trước hết cần phải có thủ tục nhận cha con.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp xác nhận cha mẹ con
Điều 12,
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.”
Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Điều 11
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”
Như vậy, pháp luật không cấm người chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn thì không được khai sinh và nhận con của mình mà quy định việc nhận con và khai sinh thông qua thủ tục nhận cha, mẹ, con quy định rất cụ thể.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Không cho làm khai sinh cho con vì chưa đủ tuổi kết hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư. Rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư. Em đã có vợ khi chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Cụ thể như sau: Em sinh ngày 25/10/2001 và con em sinh ngày 8/3/2020, và bây giờ em vẫn chưa đủ 20 tuổi để làm giấy đăng kí kết hôn, nên lên cơ quan thì người ta bảo đợi có giấy đăng kí kết hôn mới được làm. Em đang lo lắm. Mong luật sư tư vấn các hướng giải quyết giúp em ạ. E xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha mẹ:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật hộ tịch thì Ủy ban nhân ân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Theo quy định nêu trên việc đăng ký khai sinh cho con không bắt buộc bố mẹ phải có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc thể hiện thông tin của người cha trên giấy khai sinh của con bạn thì trước hết cần phải có thủ tục nhận cha con. Thủ tục nhận cha con được quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014.
“Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.”
Điều 12, Thông tư 15/2015/TT-BTP về việc kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại UBND xã như sau:
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”
Trong trường hợp này, mặc dù bạn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng con bạn vẫn có thể được đăng ký khai sinh kèm theo thủ tục nhận con mà không cần phải có giấy đăng ký kết hôn chả cha mẹ. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.