Quy định mới nhất về bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Khái niệm bảo lãnh thanh toán? Hạn mức bảo lãnh thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa?
1. Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
- 1 Thứ nhất, quy định về bảo lãnh hợp đồng
- 2 Thứ hai, quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa
- 3 Thứ ba, quy định về bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- 4 Thứ tư, quy định về bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- 5 Thứ năm, quy định về bảo lãnh bằng ngân hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, quy định về bảo lãnh hợp đồng
Tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Như vậy, ta có thể hiểu rằng bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của họ đối với mình.
Thứ hai, quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những hợp đồng thông dụng, theo đó bên bán có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là vật và tài sản của một trong hai bên. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là vật thì vật phải được xác định bằng giá trị sử dụng, chủng loại, số lượng và chất lượng. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Chất lượng của hàng hóa mua bán do các bên thỏa thuận, nếu đã được đăng ký hoặc theo quy định, khi không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.
Giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Giá cả cũng có thể do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá. Bên bán hàng hóa có thể giao tài sản, hàng hóa trước thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
Thứ ba, quy định về bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Loại hình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba,theo đó, tổ chức, cá nhân ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc doanh nghiệp nhà nước sử dụng tài sản được giao để trả nợ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong mua bán hàng hóa áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ cần sự bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Trong quan hệ bảo đảm nghĩa vụ có bên bảo lãnh, xuất hiện hai quan hệ hợp đồng: quan hệ hợp đồng giữa bên bảo lãnh (bên thứ ba) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) và quan hệ hợp đồng giữa bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh).
Việc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba được thực hiện bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản . Việc cầm cố, thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh được áp dụng theo các quy định của pháp luật về cầm cố, thế chấp. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh gọi là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh trong trường hợp này có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi cụ thể thành điều khoản trong hợp đồng chính.
Thứ tư, quy định về bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Dùng uy tín về phương diện xã hội của tổ chức chính trị – xã hội để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự như của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.
Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội được quy định tại Điều 344 và Điều 345 của Bộ luật dân sự năm 2015 . Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chức trị – xã hội có các đặc điểm như sau:
+ Người bảo lãnh là những tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở
+ Bên nhận bảo lãnh sẽ là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
+ Phạm vi bảo lãnh bằng tín chấp hẹp hơn bảo lãnh thông thường. Chỉ bảo đảm cho việc vay một khoản tiền nhỏ của cá nhân, hộ gia đình nghèo tại ngân hàng với mục đích sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ
+ Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp nhất thiết phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay
+ Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
Thứ năm, quy định về bảo lãnh bằng ngân hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Loại hình bảo lãnh bằng việc tổ chức tín dụng là bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền là bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng là bên được bảo lãnh, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh dưới các hình thức bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu… Người được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước cấp phép mới được cấp bảo lãnh với tính chất là một hoạt động kinh doanh.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
A và B ký một hợp đồng mua bán một lô hàng là vật liệu may mặc,theo đó A có nghĩa vụ giao hàng cho B, B có nghĩa vụ trả tiền cho A. Nghĩa vụ trả tiền của B do C đứng ra bảo lãnh. Sau khi A giao hàng cho B, có dấu hiệu lừa dối về chất lượng sản phẩm, dẫn đến hợp đồng có khả năng bị tuyên vô hiệu. Nhưng B không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và B đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đến thời hạn có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng, A yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Hỏi:
1. C có quyền tuyên bố vô hiệu hợp đồng giữa A và B không?
2. Giải pháp pháp lý nào bảo vệ C khi
Luật sư tư vấn:
- Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
– Căn cứ Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Trong trường hợp giao dịch mua bán hàng hoá giữa A và B có vấn đề về việc đối tượng của hợp đồng là hàng hoá không đảm bảo chất lượng như thoả thuận thì đây không phải là điều kiện dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch dân sự. Việc hàng hoá mà A cung cấp không đảm bảo chất lượng theo thoả thuận trong hợp đồng thì đặt ra vấn đề A vi phạm hợp đồng.
Trong trường hợp A vi phạm thoả thuận trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng theo thoả thuận giữa A và B.
Luật sư
– Căn cứ Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về như sau:
“Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Nếu B không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho A theo thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng thì C có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thay cho B. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên A cũng đã không thực hiện đúng như thoả thuận đã cam kết về đối tượng của hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, bên A và bên B tự thoả thuận với nhau về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Nếu không thoả thuận được, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án yêu cầu giải quyết.
Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật cũng như ví dụ cụ thể về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức pháp lý về hợp đồng nói chung và bảo lãnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.