Quy định về đại lý độc quyền? Đăng ký doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh?
Luật thương mại quy định đại lý độc quyền là hình thức kinh doanh đại lý mà bên mua có quyền yêu cầu bên giao đại lý chỉ được phép giao sản phẩm cho họ và bên mua có thể thực hiện việc giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý khác. Người muốn kinh doanh đại lý độc quyền cần phải đăng ký hoạt động doanh nghiệp mới có thể kinh doanh
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý Công ty Luật Dương Gia. Hiện tại công ty chúng tôi sắp nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm từ nước ngoài. Chúng tôi muốn độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu này tại Việt Nam (đã được nhà sản xuất chấp thuận). Vậy chúng tôi phải đăng ký những gì? (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, quyền sở hữu công nghiệp). Những thủ tục cần có thì hồ sơ và lệ phí ra sao? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, công ty bạn muốn nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm từ nước ngoài về để kinh doanh, do dó bạn không tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được bởi sản phẩm này không phải do công ty bạn sản xuất ra.
Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005
1. Quy định về đại lý độc quyền
Khoản 2 Điều 169
Đại lý độc quyền là một lĩnh vực trong hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý sẽ trực tiếp thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao, thù lao sẽ được tính theo phần trăm (%) theo thỏa thuận
Để trở thành đại lý độc quyền thì Công ty bạn và nhà sản xuất ký kết
“Điều 174. Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.”
Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc làm đại lý độc quyền ở đây chính là một sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ đại lý, và các thỏa thuận này không trái quy định pháp luật. Do đó, các bên được quyền tự quyết, tự thỏa thuận trong việc làm đại lý độc quyền. Thỏa thuận đó sẽ được thể hiện qua hợp đồng đại lý.
Về hình thức: Hợp đồng đại lý phải được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý khác mà pháp luật ghi nhận, hai bên thỏa thuận về thời gian làm đại lý độc quyền, việc phân phối hàng hóa, trả thù lao,…
Như vậy, trường hợp của bạn sẽ tiến hành thỏa thuận với bên giao đại lý chỉ giao các sản phẩm là mỹ phẩm cho công ty của bạn và bạn có quyền yêu cầu bên giao đại lý giao mỹ phẩm hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm khi quyết định kết thúc hợp đồng.
Theo đó, khi bạn quyết định mở đại lý độc quyền tức bạn đã tham gia hoạt động kinh doanh, đại lý độc quyền không thuộc vào trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh theo quy định tại
2. Đăng ký doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh
Trong trường hợp của bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm với quy mô mới và muốn thành lập doanh nghiệp chuyên phân phối độc quyền mỹ phẩm thì bạn sẽ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp – đăng ký kinh doanh.
Một số lưu ý cho bạn:
Trong mục ngành nghề kinh doanh thì bạn cần ghi rõ hoạt động kinh doanh là đại lý độc quyền mỹ phẩm gì của thương hiệu nào. Trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn muốn mở đại lý độc quyền cũng cần lưu ý về loại hình doanh nghiệp mà mình lựa chọn kinh doanh bởi hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận những loại hình doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp tư nhân;
– Công ty TNHH: bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh.
Mỗi loại hình doanh nghiệp này có một đặc trưng riêng và thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại doanh nghiệp tại các bài viết trên website để biết cụ thể thông tin chi tiết. Các bước tiến hành các thủ tục chính trong việc đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập.
Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày.
– Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật gồm:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp;
Khi doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu. Sau đó thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 4: Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
– Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê khai kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế gồm 13 chữ số đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp – Các bảng kê khai kèm theo (nếu có) bao gồm:
+ Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01.
+ Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02.
+ Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với các hồ sơ đăng ký mã số thuế được nộp trực tiếp tại Cục Thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung do lỗi của chủ thể kê khai thuế).
Trường hợp 2: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Theo quy định pháp luật thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cá nhân, tổ chức muốn thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý về số lượng lao động tại cơ sở mình chỉ được dưới 10 người mà thôi.
Về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình sẽ tiến hành gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
–
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình ;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Trong đó, nội dung
Trường hợp 3: Tiến hành bổ sung/thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Khi có thay đổi về nội dung ngành nghề đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. Theo đó, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Doanh nghiệp cần lưu ý về nội dung thông báo cần bao gồm các nội dung sau:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
– Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh nêu trên bạn sẽ xem xét mong muốn của công ty bạn muốn bổ sung hoặc thay đổi theo loại hình kinh doanh nào để phù hợp sau đó bạn lựa chọn để đăng ký làm đại lý độc quyền!