Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có sáng tác 1 bài và viết lời và giai điệu. Chưa ký tác giả và bị người khác lấy lời và kí âm và đăng kí cục bản quyền. Vậy tôi có thể kiện được không. Vì người đó đã kí họ là tác giả và đã phát hành online?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1.Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Theo quy định trên thì kể từ khi bạn sáng tác bài hát viết lời và gia điệu thì dù bạn chưa ký tác giả thì quyền tác giả của bạn cũng đã phát sinh và được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ."
Điều 14 và khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như bạn nói thì có người đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 là:
“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.”
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
2.a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên thì tác phẩm âm nhạc của bạn vẫn còn thời hạn bảo hộ quyền tác giả và có tranh chấp xảy ra nên khi quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hoặc khởi kiện ra tòa hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
“Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”