Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) là gì? Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) để làm gì? Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) - Mẫu số C4-07/KB? Hướng dẫn làm Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi)? Một số quy định của pháp luật về chứng từ kế toán?
Chứng từ là tài liệu phản ánh một sự kiện đã được xảy ra, được lập theo hình thức và thủ tục luật định, dùng làm căn cứ để ghi vào sổ sách kế toán và là tài liệu thông tin bạn đầu của quản lí, các thông tin trong chứng từ được biểu hiện bằng các thước đo: hiện vật, lao động, giá trị. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) với các nội dung và thông tin liên quan
Căm cứ pháp lý: Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính
1. Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) là gì?
– Chứng từ là tài liệu phản ánh sự kiện kinh tế được lập theo hình thức và thủ tục luật định, dùng làm căn cứ để ghi vào sổ sách kế toán và là tài liệu thông tin bạn đầu của quản lí, các thông tin trong chứng từ được biểu hiện bằng các thước đo: hiện vật, lao động, giá trị.
– Chứng từ có thể bằng giấy tờ hoặc bằng sự ghi nhận của các phương tiện điện tử. Chứng từ gồm nhiều loại, có thể có giá và chuyển nhượng được (gọi là chứng từ có giá) hoặc chỉ phản ánh hoạt động kinh tế của một chủ thể mà không có giá trị chuyển nhượng.
– Mẫu Lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về Lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi)
2. Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) để làm gì?
Mẫu số C4-07/KB lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) là mẫu lệnh chuyển nợ kiêm chứng từ phục hồi của Kho bạc. Mẫu lệnh chuyển nợ nêu rõ người đòi tiền, người trả nợ, nội dung thanh toán, tổng số tiền… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính
3. Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi) – Mẫu số C4-07/KB
Mẫu số C4-07/KB
(TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
KHO BẠC …….
Số:………………………….
LỆNH CHUYỂN NỢ
(Kiêm chứng từ phục hồi)
Lập ngày…../…./……..
Số chứng từ: ………………. Ngày chứng từ: ………… Ngày hạch toán: …….
Kho bạc A ……… Mã hiệu: ……..
Kho bạc B ………. Mã hiệu: ………
Người đòi tiền: ………..
Thông tin người đòi tiền: ……
Tài khoản: ………….
Tại KBNN (Ngân Hàng) (Mã/Tên): ……….
Nội dung | Tài khoản | Số tiền | |
Nguyên tệ | VNĐ | ||
Người trả tiền: ……….
Thông tin người trả tiền: ………..
Tài khoản: ……….
Tại KBNN (Ngân Hàng) (Mã/Tên): …………
Nội dung | Tài khoản | Số tiền | |
Nguyên tệ | VNĐ | ||
Nội dung thanh toán: ……….
Tổng số tiền ghi bằng chữ (nguyên tệ): ……
Tổng số tiền ghi bằng chữ (VND): ………….
KB GỬI LỆNH
Ngày……tháng………năm…….
Thanh toán viên
Thanh toán viên
Kiểm soát
KB NHẬN LỆNH
Ngày……tháng……năm.….
CHỨNG TỪ CHUYỂN ĐỔI TỪ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
Thanh toán viên
Ngày…….tháng…….năm…..
Kiểm soát
4. Hướng dẫn làm Mẫu lệnh chuyển nợ (kiêm chứng từ phục hồi)
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu lệnh chuyển nợ như trên
– Nội dung thanh toán: ……..
– Tổng số tiền ghi bằng chữ (nguyên tệ): ……
– Tổng số tiền ghi bằng chữ (VND):
– Thanh toán viên
– kiểm soát
5. Một số quy định của pháp luật về chứng từ kế toán
Căn cứ vào Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước quy định:
5.1. Quy định chung về chứng từ kế toán
– Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của
– Ngoài những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên, trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, trường hợp cần thiết chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các nội dung (yếu tố) khác theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN.
5.2. Mẫu chứng từ kế toán
Tại Điều 18. Mẫu chứng từ kế toán quy định:
Mẫu chứng từ kế toán này bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
1. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.
2. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép. Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu và đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định.
Như vậy Mẫu chứng từ kế toán này bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn. theo đó thì Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái và các mẫu chứng từ bắt buộc khác, còn Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép, việc thực hiện các mẫu chứng từ đó phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
5.3. Chứng từ điện tử
– KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
– Chứng từ điện tử được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
– Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử, tài liệu kế toán chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin kế toán.
– Chứng từ điện tử đã tham gia giao dịch trong thời hạn lưu trữ không được phép hủy, các trường hợp điều chỉnh sai lầm trong thanh toán điện tử được hướng dẫn cụ thể tại các phần hành nghiệp vụ.
– Tổng Giám đốc KBNN quy định các trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN.
5.4. Lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
– Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
– Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.
– Tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Nội dung của thông điệp dữ liệu đó phải đảm bảo an toàn, bảo mật và tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
+ Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép để thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó.
+ Thông điệp dữ liệu đó được lưu theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu.
+ Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
+ Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị phải có trách nhiệm in ra giấy các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Tài liệu kế toán đã lưu trữ chỉ được đưa ra sử dụng khi được sự đồng ý của Thủ trưởng, Kế toán trưởng đơn vị KBNN và các đơn vị khác tham gia TABMIS. Nghiêm cấm mọi trường hợp cung cấp tài liệu kế toán ra bên ngoài đơn vị hoặc mang tài liệu kế toán ra khỏi đơn vị kế toán nhà nước khi chưa được phép bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS.
– Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán tài liệu kế toán áp dụng cho các đơn vị trong hệ thống KBNN; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán áp dụng cho các đơn vị khác thực hiện TABMIS.