Điều kiện xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2017. Quy định về công nhận nhà giáo nhân dân.
Điều kiện xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2017. Quy định về công nhận nhà giáo nhân dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư Em xin hỏi về việc xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2017 – Đối với Thầy cô giảng dạy đại học, ngạch giảng viên được bổ nhiệm công tác quản lý 3,4 năm các chức danh: Trưởng phó Khoa, trưởng phó phòng, Ban Giám hiệu, vẫn trực tiếp giảng dạy, đủ tiêu chuẩn xét Nhà giáo nhân dân hoặc nhà giáo ưu tú theo quy định đối với giảng viên thì có được xét không hay phải xét theo tiêu chuẩn của cán bộ quản lý. Xin cảm ơn Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú hiện nay áp dụng theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
Căn cứ Điều 2 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“1. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:
a) Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác quy định tại Điều 49, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64 và Điều 69 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục);
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục);
c) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
d) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, trường hợp của thầy cô giáo giảng dạy đại học, ngạch giảng viên được bổ nhiệm công tác quản lý các chức danh Trưởng phó Khoa, trưởng phó phòng, Ban Giám hiệu của trường đại học đó được xác định là “người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2, viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học… ” do đó được gọi là cán bộ quản lý giáo dục. Nên việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn của cán bộ quản lý giáo dục.