Làm phụ trách kế toán hai công ty một lúc có được không? Điều kiện làm kế toán.
Làm phụ trách kế toán hai công ty một lúc có được không? Điều kiện làm kế toán.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Quý luật sư! Tôi hiện là phụ trách kế toán tại một công ty cổ phần. Tôi có một vấn đề kính nhờ Quý luật sư giải đáp giúp. Tôi và Giám đốc của công ty cổ phần hiện tại được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán và giám đốc của một công ty cổ phần khác (2 công ty này độc lập với nhau về vốn). Như vậy, cho tôi được hỏi là có hợp pháp hay không, khi 2 công ty này có quan hệ mua bán với nhau thì việc làm hợp đồng hai bên, ký tá, và các nghiệp vụ liên quan khác phải như thế nào mới đúng pháp luật? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán như sau:
“Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm
Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:
“Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán”
Điều 13 Luật kế toán 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
…”
Mặt khác, Điều 21 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Giao kết
Như vậy, Luật kế toán 2015 chỉ cấm người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu không có quy định nào cấm việc một kế toán hay kế toán trưởng không được phép làm kế toán/ kế toán trưởng tại 2 công ty khác nhau. Do đó, trừ trường hợp
Về chức vụ giám đốc, theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014, không có quy định cấm một người không được đảm nhiệm 2 vị trí giám đốc của 2 công ty khác nhau trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác, nếu người đó đáp ứng được các điều kiện làm giám đốc và theo nhu cầu của công ty thì vẫn có thể giữ chức vụ giám đốc tại 2 công ty khác nhau. Trong trường hợp này, người giữ chức vụ giám đốc tại 2 công ty khác nhau phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật,