Tố cáo người có hành vi chiếm giữ chứng minh nhân dân với người khác. Quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân.
Tố cáo người có hành vi chiếm giữ chứng minh nhân dân với người khác. Quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em bị mẹ 1 người bạn giữ giấy chứng minh nhân dân và bằng lái xe. Vì gây xích mích với con của cô, nhiều lần em đã xin lấy lại nhưng cô vẫn không chịu trả lại giấy tờ cho em, mà còn chửi mắng em nữa. Em xin hỏi luật sư giờ phải làm sao? Em xin cảm ơn nhiều!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân được cấp chứng minh nhân dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân của mình đúng quy định pháp luật. Người khác không có quyền chiếm giữ, sử dụng chứng minh nhân dân của người khác trái pháp luật.
Theo thông tin cung cấp, mẹ bạn của bạn có chiếm giữ chứng minh nhân dân của bạn trái pháp luật, tùy vào tính chất mức độ có thể bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả. […]”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về hành vi chửi mắng bạn:
Người có hành vi chửi mắng bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm, danh dự nhân phẩm của người khác theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. […]”.