Hợp đồng vay vốn là gì? Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng vay vốn không? Đặc điểm của hợp đồng vay vốn? Chi nhánh là gì? Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp?
Hiện nay, Tình tráng các doanh nghiệp sau một thời gian dài hoạt động thì đều có xu hướng mở rông phạm vi kinh doanh như mở thêm ngành nghề, địa điểm kinh doanh doanh. Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh thành và địa điểm khác nhau. Việc mở thêm chi nhánh này thì thẩm quyền của người đứng đầu các chi nhánh này được quy định như thế nào? Người đứng đầu chi nhánh có được ký
Cơ sở pháp lý:
-Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Hợp đồng vay vốn là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt đối với những gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất, kinh doanh, phải vay mượn tiền, vàng của người khác thì hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lí để thỏa mãn các nhu cầu đó. Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn của ngân hàng với mức lãi suất phù hợp, các hộ nông dân nghèo có thể phát triển được sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nhân dân vay, mượn của nhau để tiêu dùng cho những việc cần thiết tong gia đình hoặc để kinh doanh là việc làm phổ biến và có ý nghĩa càn được Nhà nước khuyến khích.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận ‘giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay vốn là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay tín chấp ngân hàng và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng vay vốn không?
Điều 84
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”
Theo Điều 44
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Theo đó, Giám đốc chi nhánh hay còn gọi là người đứng đầu chi nhánh không có quyền đại diện mà quyền này chỉ phát sinh khi nhận được ủy quyền của người đại diện của công ty hay Tổng giám đốc công ty. Tổng giám đốc công ty à người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do Tổng giám đốc công ty quyết định. Đồng thời, Tổng giám đốc công ty cũng có quyền ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh bất cứ lúc nào.
Như vậy, Giám đốc chi nhánh hay còn gọi là người đứng đầu chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền đại diện này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, Giám đốc chi nhánh được đại diện công ty ký kết hợp đồng chỉ khi được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, đối với trường hợp ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh. Trong trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh (đã đăng ký) nhưng nhân danh công ty thì Giám đốc chi nhánh cần phải sử dụng con dấu của công ty để đóng dấu khi nhận được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp ký kết thì Giám đốc chi nhánh được ký và thực hiện
Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân nhưng có quyền thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lợi trong phạm vi ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh; chi nhánh có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo quy chế của công ty. Đối với người đứng đầu chi nhánh; nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu chi nhánh do quy chế của công ty quy định.
3. Đặc điểm của hợp đồng vay vốn
Một hợp đồng vay vốn đầy đủ thường có thông tin đầy đủ của các bên cho vay, bên vay, nêu rõ thời hạn cho vay cũng như phương thức cho vay và lãi suất cho vay bao gồm con số lãi suất cụ thể, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan. Trong hợp đồng phải có đủ các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng hợp đồng, thực hiện trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng, quy định rõ ràng và cụ thể nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay. Các điều kiện về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay là về sửa đổi, bổ sung, thanh lý
4. Chi nhánh là gì?
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Hà Nội.
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm: thông báo thành lập chi nhánh; bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.
5. Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp
5.1. Đặt tên chi nhánh
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau: Cụm từ “Chi nhánh”; loại hình doanh nghiệp; tên riêng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH 2 thành viên ABC.
5.2. Ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
3. Nghĩa vụ thuế
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế. Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế. Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.