Mượn xe và đăng ký xe rồi cầm cố thì bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cầm cố giấy tờ không thuộc quyền sở hữu.
Mượn xe và đăng ký xe rồi cầm cố thì bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cầm cố giấy tờ không thuộc quyền sở hữu.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư em có cho bạn 1 chiếc xe máy em cho bạn mượn kèm theo cả giấy tờ, khi trả xe thì mất giấy tờ xe và chứng minh nhân dân nhưng theo em biết thì giấy tờ xe và chứng minh nhân dân của em bị cắm 15 triệu, hơn nữa còn giả chữ ký và dấu vân tay của em,vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp này em nên làm thế nào? Thủ tục và cách giải quyết ra sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Tại Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”.
– Tại khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
…
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có cho bạn của bạn mượn một chiếc xe máy và mượn kèm theo cả giấy tờ nhưng đến khi trả xe thì mất giấy tờ xe và chứng minh nhân dân. Nếu như trường hợp bạn của bạn lấy giấy tờ xe và chứng minh của bạn sử dụng vào mục đích bất hợp pháp thì bạn có thể trình báo đến Công an địa phương của bạn.
Chứng minh nhân dân và giấy tờ xe không phải là tài sản cho nên sẽ không thể cầm cố hoặc thế chấp.
– Tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
– Tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
-Tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.