Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ? Điều kiện tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ? Tham dự nghĩa vụ dân quân tự vệ rồi có được hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự không?
Dân quân tự vệ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của chính quyền, sự chỉ huy thống nhất của quân đội, và trực tiếp là cơ quan quân đội địa phương quân sự các cấp, khi được tổ chức ở phường, thị xã thì được gọi là dân quân, được tổ chức tại cơ quan xí nghiệp thì được gọi là tự vệ. Dân quân tự vệ nước ta luôn chứng tỏ là một lực lượng cách mạng to lớn, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tồn tại và phát triển không ngừng.
Như các bạn đã biết, sức khỏe là một điều kiện rất quan trọng, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ” Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công”. Người nói: “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mạnh”.
Một trong những điều kiện để tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ là về vấn đề sức khỏe. Vấn đề này nhiều bạn đang thắc mắc, liệu vấn đề về sức khỏe của mình liệu có đủ điều kiện để tham gia vào nghĩa vụ dân quân tự vệ hay không? Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định của pháp luật để làm rõ vấn đề về về Điều kiện tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ như sau.
Mục lục bài viết
1. Dân quân tự vệ là gì?
Theo Điều 3
“Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”
2. Điều kiện và tiêu chuẩn tham gia dân quân tự vệ:
– Thứ nhất về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình:
Điều 9 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định như sau: “Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ“.
Vậy nam công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Nếu tình nguyện tham gia thì đối với nam có thể là 50 tuổi còn nữ là 45 tuổi.
– Thứ hai, về tuyển chọn dân quân tự vệ:
Về việc tuyển chọn dân quân tự vệ, điều 11 Luật dân quân tự vệ quy định công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt; chẳng hạn như : lý lịch rõ ràng; chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.
Như vậy công dân có điều đủ điều kiện tham gia dân quân tự vệ cần đáp ứng những điều kiện nêu trên. Mặt khác, việc tuyển chọn dân quân tự vệ sẽ đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng được quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật dân quân tự vệ:
Thứ nhất, bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật;
Thứ hai, hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.
Thứ ba, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được tuyển chọn vào đơn vị Dân quân tự vệ.
Thứ tư, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.”
3. Tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia dân quân tự vệ:
Vấn đề tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia dân quân tự vệ được quy định rõ tại thông tư số 148/2018/TT-BQP. Xét về mặt pháp luật, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nên điều kiện để tuyển chọn và gọi công dân tham gia dân quân tự vệ cũng tương tự như điều kiện tuyển chọn công dân nhập ngũ. Căn cứ vào Điều 4 thông tư số 148/2018/TT-BQP thì điều kiện xét tuyển như sau:
Như vậy, công dân phải đủ sức khỏe loại 1, 2, 3 thì công dân mới đủ điều kiện để tham gia dân quân tự vệ. Theo đó, thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
Về cách cho điểm thì mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột điểm, cụ thể: Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
Như vậy, công dân thuộc các trường hợp được đánh giá điểm như trên thì đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ.
- Về thời gian tham gia nghĩa vụ:
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 04 năm. Song tùy vào điều kiện, tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài không quá 02 năm đối với dân quân. Riêng tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn miễn không quá độ tuổi được tham gia thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.
4. Bị cận thị, loạn thị, viễn thị có phải đi dân quân tự vệ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị mắt phải cận thị: 5 độ, loạn thị: 3 độ; mắt trái cận thị 3,75 độ, loạn thị 1.75 độ. Theo em được biết thì em thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự. Cho em hỏi em có đủ điều kiện sức khỏe để được miễn đi dân quân tự vệ không? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 12 Luật dân quân tự vệ năm 2009 quy định tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình như sau:
“Điều 12. Tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình
1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;
d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;
đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;
b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.”
Theo khoản 3 Điều 4 thông tư số 148/2018/TT-BQP
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Theo quy định trên, chỉ tuyển chọn công dân có sức khỏe loại 1,2,3 đi dân quân tự vệ.
Theo Bảng phân loại sức khỏe ban hành kèm theo
Trường hợp 2:
Tôi có một vấn đề như sau xin hỏi luật sư và mong nhận được sự hỗ trợ từ Luật Dương Gia. cháu tôi bị cận 5 diop( cả hai mắt) thì có phải tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ không? Xin cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho tổng đài tư vấn trực tuyến Luật Dương Gia. Vấn đề của bạn Luật Dương Gia xin được tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì cháu bạn cận 5 diop. Việc xác định tiêu chuẩn sức khỏe của cháu bạn căn cứ : dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nên điều kiện để tuyển chọn và gọi công dân tham gia dân quân tự vệ cũng tương tự như điều kiện tuyển chọn công dân nhập ngũ. Theo đó căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQ
” Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.”
Như vậy, cháu bạn cận 5 diop là quá với quy định về điều kiện sức khỏe để tham gia vào nghĩa vụ dân quân tự vệ nên cháu bạn sẽ không trúng tuyển.