Khai thác gỗ trái phép trong rừng đặc dụng. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Mức xử phạt đối vối hành vi khai thác rừng trái phép?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn giúp . Vừa qua gia đình tôi có khai thác 1,4m3 gỗ keo tự trồng tại khu vực rừng cây ăn quả mà gia đình tôi đã được ban quản lý rừng giao (có sổ xác nhận) . Sau khi khai thác trên đường vận chuyển bằng xe tự chế (công nông) thì bị Kiểm lâm tạm giữ gỗ keo và phương tiện vận chuyển đưa về hạt kiểm lâm. Sau khi trình báo sự việc với hạt kiểm lâm về việc chặt trên rừng cây ăn quả. Thì hạt kiểm lâm thông báo Khu rừng mà gia đình tôi chặt gỗ không thuộc rừng cây ăn quả mà thuộc rừng đặc dụng theo bản đồ mới. Vậy xin hỏi luật sư.
1. Về khu vực rừng của gia đình tôi là cây ăn quả có sổ rừng đc giao đứng tên của tôi đó nay bị chuyển thành rừng đặc dụng thì tôi phải làm gì trong khi gia đình tôi không hề được biết hay thông báo gì về sự chuyển đổi đó.
2. về luật bảo vệ rừng thì tôi chặt gỗ ở trên có phạm tội không hình phạt là gì?
3. Về phương tiện tự chế của tôi đang bị Hạt kiểm lâm tạm giữ có bị thu hồi không?
– Điều 5
“Điều 5. Chủ rừng
1. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
3. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
5. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng”.
– Tại Điều 61 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ như sau:
“Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng
1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.
2. Được khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của Chính phủ.
3. Được cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái – môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4. Được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng.
7. Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện phương án đã được duyệt.
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ
1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điều 59, 60 và 61 của Luật này.
2. Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ được giao cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ”.
– Khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về thẩm quyền giao rừng như sau:
“1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
c) Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó”.
Như vậy, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Ban quản lý rừng không có thẩm quyền giao rừng. Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong trường hợp của bạn, bạn liên hệ với Ban quản lý rừng để được giải thích rõ về việc chuyển đổi thành rừng đặc dụng, về việc giao rừng có đúng hay không để xem xét việc hạt kiểm lâm bắt giữ và xử phạt là đúng hay sai.
Tại khoản 2 Điều 52
“2. Đối với rừng đặc dụng:
a) Các hoạt động khai thác trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của các loài thực vật rừng, động vật rừng đặc hữu, quý hiếm; loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch và kinh tế; bảo tồn cảnh quan để khai thác các giá trị thẩm mỹ, văn hoá, khoa học, lịch sử và môi trường.
b) Được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ tại khu vực dịch vụ hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Được phép khai thác lâm sản để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề về lâm nghiệp trong các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học theo kế hoạch nghiên cứu đào tạo của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được nhà nước giao rừng.
d) Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác phải tuân theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, trường hợp của bạn khai thác 1,4m3 gỗ keo tại rừng đặc dụng là trái phép nên trên đường vận chuyển bằng xe tự chế (công nông) thì bị Kiểm lâm tạm giữ gỗ keo và phương tiện vận chuyển đưa về hạt kiểm lâm là đúng với quy định của pháp luật.
– Điểm c Khoản 3 Khoản 12 Khoản 13 Khoản 14 Khoản 15 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái phép như sau:
“Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
…
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:
– Vi phạm có tổ chức.
– Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
– Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
– Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.
– Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
15. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này).”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng 1,4m3 thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì bị tịch thu phương tiện vận chuyển. Về phương tiện tự chế (công nông) chở gỗ của bạn đang bị Hạt kiểm lâm tạm giữ sẽ bị tịch thu.