Tư vấn về việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. Thành viên công ty TNHH.
Tư vấn về việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. Thành viên công ty TNHH.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh/chị. Em có chút việc mong được các anh/chị góp ý giúp em. Hiện em có 1 nhà hàng đã kinh doanh được 02 năm (lĩnh vực ăn uống), doanh thu ổn định, tuy nhiên gần đây em có 01 đối tác muốn cùng hợp tác để tăng doanh thu của nhà hàng lên (hiện nay em chỉ mới khai thác một phần công xuất của nhà hàng), với phương án hợp tác như sau:
1. Em có mặt bằng, đã đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất (em hoạt động được 02 năm rồi).
2. Phía đối tác góp kỹ thuật, ý tưởng kinh doanh mới, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động (vợ chồng em không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh này nhiều).
Vậy em muốn nhờ các anh/chị tư vấn giúp, trong trường hợp này thì lợi nhuận của các bên được chia như thế nào cho hợp lý (chúng em có đăng ký kinh doanh Công ty TNHH). Em mong nhận được tư vấn sớm của các anh/chị (vì đã thương thảo định ngày ký hợp tác vào 08/11/2016). Cảm ơn các anh/chị.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp của bạn có thể hiểu là Công ty của hai vợ chồng bạn muốn hợp tác kinh doanh với một cá nhân khác có kỹ thuật, phương án kinh doanh để phát triển hoạt động kinh doanh. Hoạt động hợp tác kinh doanh này được pháp luật Việt Nam quy định tại một số các điều khoản tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đầu tư 2014. Và hình thức hợp tác được xác định thông qua hợp đồng hợp tác hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), Điều 29 Luật Đầu tư 2014 quy định Nội dung hợp đồng BCC như sau:
“1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nội dung của hợp đồng hợp tác như sau:
“Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác được quy định tại Điều 507 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên về việc phân chia lợi nhuận, Luật Đầu tư 2014 và Bộ Luật Dân sự 2015 đều không quy định cụ thể mà bỏ ngỏ trong nội dung của Hợp đồng hợp tác để các bên tự thỏa thuận. Do đó, hai bên tự xác định giá trị đóng góp và mức lợi nhuận phân chia dựa vào điều kiện thực tế của hai bên.