Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng? Thời gian nộp đảm bảo thực hiện hợp đồng là bao nhiêu lâu? Thời gian hoàn trả đảm bảo thực hiện hợp đồng là bao nhiêu lâu?
Trong những hoạt động giao dịch của đời sống xã hội hiện nay mang nhiều những rủi ro nhất định khác nhau, để tránh được, dự liệu và đảm bảo quyền lợi cùng những lợi ích liên quan của cá nhân, tổ chức thì các bên trong giao dịch của các quan hệ xã hội thường xuyên tự quy định với nhau về điều kiện dựa trên những quy định pháp lý hoặc thói quen tập quán thường ngày để tránh rủi ro cho các bên. Tương tự như vậy trong hoạt động thực hiện hợp đồng trong dự thầu đặc biệt về thời gian nộp và hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng thì luật có quy định về vấn đề nộp bảo đảm để thực hiện được hợp đồng. Đây là một trong những nội dung cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm bảo đảm thực hiện hợp đồng dự thầu
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013: Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu là một khái niệm bao gồm hai phần chính đó là bảo đảm dự thầu và đấu thầu. Để định nghĩa rõ về khái niệm này trước hết ta cùng tìm hiểu các khái niệm bảo đảm dự thầu và đấu thầu.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 của
Qua các khái niệm trên ta thấy đảm bảo dự thầu được hiểu như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên dự thầu đảm bảo cho bên mời thầu việc sẽ thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình. Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thì bên mời thầu (người có quyền) có thể áp dụng biện pháp bảo đảm mà hai bên đã cam kết, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.
2. Phân loại bảo đảm thực hiện hợp đồng dự thầu
Xét về tính chất của loại bảo đảm dự thầu trong đấu thầu thì có thể phân thành đảm bảo dự thầu được thực hiện bằng tài sản (cầm cố, ký quỹ) và bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh). Với biện pháp bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản thì buộc bên bảo đảm phải có một số tiền hoặc tài sản nào đó nhất định để đưa ra cam kết. Đối với bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng hành vi thì được xác lập dựa trên cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình của một bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm dự thầu cụ thể như sau:
– Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản
+ Đặt cọc
Căn cứ theo quy định tại Điều 328
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, ta có thể hiểu đặt cọc là hành vi dân sự theo đó nhà thầu, nhà đầu tư giao cho Bên mời thầu một tài sản nhất định được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu nhằm xác nhận rằng nhà thầu, nhà đầu tư sẽ giao tham gia dự thầu. Tài sản dùng để đặt cọc có thể là tiền, séc, những vật có giá trị như kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Về bản chất, đặt cọc có sự chuyển giao về tài sản giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc, như vậy việc đặt cọc sẽ phải được lập thành văn bản.
Về hình thức: Đặt cọc có thể được thực hiện bằng một văn bản riêng, nhưng cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ với nhiệm vụ để đảm bảo cho một giao kết, thỏa thuận hoặc việc thực hiện hợp đồng dân sự.
Về nội dung: Đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm cho sự giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự nên tài sản đặt cọc không phải là tài sản để thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng dân sự. Do đó, khi giao dịch dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi thực hiện hợp đồng dân sự. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
+ Ký quỹ
Trong khái niệm về ký quỹ tại Điều 330 Bộ luật dân sự 2015:
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
Với quy định như trên, ký quỹ thường được dùng trong trường hợp khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên chưa được bên kia tin tưởng. Để đảm bảo tính an toàn cho tài sản, các bên có thể lựa chọn một người thứ ba giữ tài sản bảo đảm và chính bên thứ ba sẽ là người thực hiện nghĩa vụ cho các bên trong trường hợp các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Với biện pháp này, bên bảo đảm phải mở một tài khoản tại ngân hàng, sau đó gửi tài sản bảo đảm vào đó, tài khoản này không phải là một loại tài khoản tiền gửi mà tài khoản gửi giữ tiền, người gửi phải trả thù lao cho bên nhận giữ (tổ chức tín dụng) và không được hưởng lãi từ tài khoản đó. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, chính ngân hàng nơi ký quỹ sẽ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Việc thanh toán này ngân hàng sẽ tính phí cho bên có trách nhiệm chi trả.
– Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh)
Xét về khái niệm, Bảo lãnh được Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa như sau:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, khác với đặt cọc và ký quỹ, trong bảo lãnh có xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh. Bảo lãnh được sử dụng khi bên bảo đảm không có tài sản, hoặc không có năng lực tài chính để bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ của mình. Biện pháp này cho phép người thứ ba tham gia vào quan hệ như là một bên trung gian giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Bên bảo lãnh sẽ cam kết với bên được bảo đảm về việc thay bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Vì xuất hiện bên thứ ba trong vai trò là người bảo lãnh nên mối quan hệ giữa bên bảo lãnh, bên có quyền (bên được bảo đảm) và bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) có tính chất phức tạp hơn.
Thứ nhất: Quan hệ giữa bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảo đảm;
Thứ hai: Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu như đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm;
Thứ ba: Quan hệ giữa người thứ ba (bên nhận bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giá trị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Theo Điều 66 Luật đấu thầu thì bảo đảm thực hiện hợp đồng phải thực hiện trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Nếu tôi muốn để hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày bên mua nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên bán, thì thời gian tối đa là bao nhiêu ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết đến ngày bên mua nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư
Căn cứ Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:
“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”
Đối với hợp đồng xây dựng, Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc giao nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhà thầu như sau:
Luật sư
“Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.[…]”.
Như vậy, bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên. Hiện nay không có quy định cụ thể về thời gian kể từ ngày hợp đồng được ký kết đến ngày bên mua nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu ngày, thời gian này do các bên tự thỏa thuận.