Xếp bậc lương cho giáo viên được tuyển dụng sau khi có bằng thạc sĩ. Hồ sơ thi tuyển viên chức, xếp lương đối với viên chức.
Xếp bậc lương cho giáo viên được tuyển dụng sau khi có bằng thạc sĩ. Hồ sơ thi tuyển viên chức, xếp lương đối với viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi: Tôi được tuyển dụng vào giảng dạy ở 1 trường cấp II, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/2015, khi tuyển dụng tôi có nộp giấy chứng nhận Thạc sĩ tạm thời, vào bổ sung vào tháng 7/2016. Tuy nhiên vào 10/11 vừa rồi tôi có quyết định chính thức của Phòng giáo dục chỉ được ăn lương theo bập đại học, trong khi bằng của tôi là Thạc sĩ. Khi hỏi phụ trách của phòng thì được trả lời: do lúc tuyển dụng chưa có bằng chính thức nên chỉ đc ăn lương đại học thôi, và chờ chuyển ngạch mới được hưởng lương Thạc Sĩ. Tôi xin hỏi phòng gd trả lời như vậy có đúng ko? Trường hợp của tôi là ăn lương theo cử nhân hay thạc sĩ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định như sau:
“Điều 2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức bao gồm:
1. Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
4. Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số
5. Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.”
Như vậy, khi bạn nộp hồ sơ dự tuyển thì cần phải nộp bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được các cấp có thẩm quyền chứng thực. Do vậy, việc bạn nộp giấy chứng nhận thạc sỹ tạm thời chưa phải là văn bằng gốc và chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định nên không được công nhận. Bởi theo Điều 21 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định cụ thể:
“1. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 của quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:
a) 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
b) 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học;
c) 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ
d) 30 ngày kể từ ngày có quyết nhận công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồ dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghè nghiệp.
3. Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định mẫu giấy tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn; thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp văn bằng giáo dục đại học của cơ sở giáo dục.
Theo quy định trên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học, trường đại học có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học. Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Giấy Như vậy, việc phòng đào tạo trả lời bạn như vậy là hoàn toàn hợp lý nên bạn sẽ hưởng lương theo hệ số lương bậc đại học.
Trường hợp sau khi có quyết định tuyển dụng bạn nộp bằng thạc sỹ thì nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng và đống ý bố trí vào vị trí làm việc phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ mới, thì hai bên thỏa thuận ký kết phụ lục bổ sung
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trư Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xét nâng bậc lương
“1. Bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.
2. Nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quý (03 tháng/1 lần) vào tháng đầu tiên của mỗi quý.
3. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện mỗi năm một lần và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
4. Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện khi công chức, viên chức, người lao động có thông báo nghỉ hưu và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.”
Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ hưởng
1. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn
Công chức, viên chức và người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đạt đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
b) Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản, đáp ứng các tiêu chuẩn về cấp độ thành tích theo quy định và năm xét nâng bậc lương trước thời hạn phải đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên. Đối với Lãnh đạo đơn vị (gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị), ngoài điều kiện quy định trên còn yêu cầu đơn vị phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ công nhận là "Tập thể lao động xuất sắc" trở lên vào năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để xét nâng bậc lương trước thời hạn là các danh hiệu được Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xét tặng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao; không tính các danh hiệu thi đua và bằng khen trong hoạt động phong trào quần chúng hoặc các phong trào thi đua ngắn hạn, không trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Thành tích đã được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn thì không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho các lần tiếp theo.
c) Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.
d) Không thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn hai lần liên tiếp (hai bậc liền kề) trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
Nếu đơn vị không có nhu cầu sử dụng, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo mới, thì bạn có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện HĐLĐ có nội dung việc làm, tiền lương đã ký trước đây”
Như vậy để được nâng lương bạn nên tham khảo quy định trên hoặc bổ sung/ký lại hợp đồng lao động với đơn vị bạn đang công tác. Việc tăng lương khi có bằng thạc sĩ theo nhu cầu vị trí của đơn vị.