Quy định về việc chặt hạ cây xanh đô thị. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Quy định về việc chặt hạ cây xanh đô thị. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Tóm tắt câu hỏi:
Cách nhà tôi khoảng 3m có một cây gỗ cao khỏi mái nhà và to đủ một người ôm do chủ nhà bên cạnh trồng đã lâu năm. Vì sợ ảnh hưởng khi trời mưa gió dễ ngã đỗ gây nguy hiểm nên nhiều lần gia đình tôi yêu cầu chủ cây đốn, nhưng ông cố ý không đốn. Nay tôi muốn làm đơn xin đốn cây kia, xin hỏi luật sư thủ tục thế nào và trình đơn đến cơ quan nào? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dichị chuyển cây xanh đô thị như sau:
"1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
8. Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ đúng quy định tại Điều này. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này.
9. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP giải thích như sau:
– Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị:
+ Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
+ Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
+ Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu.
Như vậy, việc chặt hạ cây xanh khi có căn cứ cho rằng cây xanh có nguy cơ gãy đổ gây thiệt hại là phù hợp quy định pháp luật. Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP để được cấp Giấy phép chặt hạ cây. Mặt khác, trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể thực hiện việc chặt hạ cây mà không cần Giấy phép, nhưng vẫn phải đảm bảo có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong đồng thời khi thực hiện việc chặt hạ cây xanh bạn cần thuê đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn. Việc chặt hạ phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.