Thực tế hiện nay, do nhu cầu gửi giữ tài sản mà nhiều đơn vị thực hiện hình thức kinh doanh cầm đồ ngày càng nhiều. Việc gửi giữ tài sản có giá trị thường được thoả thuận thông qua hợp đồng cụ thể, vậy hợp đồng gửi giữ tài sản là gì? Quy định pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?
– Căn cứ Điều 554
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Trong trường hợp của bạn, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi bạn gửi giữ tài sản thì phải giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản:
– Căn cứ Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Trong trường hợp bạn có giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản với bạn của bạn và bạn của bạn không trả lại khoản tiền, không thực hiện theo hợp đồng đã giao kết thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến Toà án để kiện đòi tài sản.
3. Trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hợp đồng gửi giữ tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: xe em mua năm 2014 giá là 26 triệu, em chạy được 2 năm em vào quán chơi, gửi xe và có nhận phiếu giữ xe, hiện tại em vẫn còn giữ. Xe của em bị mất, bây giờ bên quán có nói là bồi thường cho em 70% theo giá trị hiện tại của xe. Chủ quán nói khấu trừ 2 năm là 20% chỉ còn 21 triệu. chủ quán nói sẽ đền cho em 70% giá trị xe hiện tại đó, tức là 15 triệu. Vậy có đúng không ạ? Giá bồi thường được tính theo giá tri hiện tại của xe em, giá ban đầu, hay giá trị của xe hiện tại tại cửa hàng xe. Nếu em khởi tố lên tòa án dân sự, thì sau bao lâu sẽ được giải quyết và án phí là bao nhiêu với trường hợp này, bên chịu án phí là bên nào ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng gửi giữ tài sản theo Đều 559 Bộ luật dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại tài chính tài sản đó cho bên gửi khi hết hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Theo hợp đồng trên, bên gửi và bên giữ tài sản có các quyền và nghĩa vụ sau:
Bên gửi tài sản:
Quyền của bên gửi tài sản theo Điều 561 Bộ luật dân sự 2015:
– Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nghĩa vụ của bên gửi tài sản theo Điều 560 Bộ luật dân sự:
– Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
– Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.
Bên giữ tài sản:
Quyền của bên giữ tài sản theo Điều 563 Bộ luật dân sự:
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận;
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công;
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn;
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
Nghĩa vụ bên giữ tài sản theo Điều 562 Bộ luật dân sự:
1. Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi;
3. Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí;
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, nếu bên giữ xe của bạn làm mất chiếc xe của bạn thì bên giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Chiếc vé gửi xe là bằng chứng xác nhận bạn và bên trông xe có lập thành hợp đồng gửi giữ tài sản.
Với bằng chứng nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chiếc xe bị mất của bạn.
Mức bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận và được xác định theo giá thị trường tại thời điểm chiếc xe bị mất.
Nếu không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để Tòa án xác định mức bồi thường cho bạn.
Thời gian để giải quyết một vụ dân sự trong trường hợp của bạn nếu không có nhiều tình tiết phức tạp thì khoảng trên 4 tháng theo
4. Không có vé gửi xe có được bồi thường khi mất xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề nhờ luật sư giúp đỡ. Mong được luật sư hồi đáp. Khi đi tập gym, thì bị mất xe, không có vé gửi xe. Phòng tập cũng không có dán biển tự bảo quản đồ phong tập có người coi xe nhưng hôm đấy nghỉ đột xuất. Vậy chủ phòng tập có trách nhiệm gì với việc mất xe của tôi không? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Theo như bạn trình bày, bạn vào phòng tập gym, không có người trông giữ xe ở đó, cũng như cũng không ai ghi vé cho bạn thì việc giao kết về hợp đồng gửi giữ tài sản là chưa xảy ra. Do vẫn chưa rõ bạn có thỏa thuận gì khác với người chủ phòng tập gym khi để xe ở phòng tập hay không? Nếu có thỏa thuận về việc gửi giữ tài sản thì chủ cơ sở tạp gym phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ của người giữ tài sản như sau:
“1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Nếu không có thỏa thuận thì nghĩa vụ mà bên phòng tập gym phải thực hiện sẽ không bao gồm việc phải nhận giữ tài sản cho bạn cũng như chịu trách nhiệm về việc mất tài sản này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: