Xử lý khi tên đệm trong sổ hộ khẩu khác so với tên đệm trong giấy khai sinh? Thay đổi lại tên đệm khi có sự khác biệt giữa các loại giấy tờ.
Xử lý khi tên đệm trong sổ hộ khẩu khác so với tên đệm trong giấy khai sinh? Thay đổi lại tên đệm khi có sự khác biệt giữa các loại giấy tờ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Con tôi đã đến tuổi làm thẻ căn cước. Tôi muốn làm thẻ căn cước cho con. Nhưng giữa tên đệm của bố trong giấy khai sinh và tên đệm của bố trong hộ khẩu không thống nhất (do bố cháu thời trẻ chưa hiểu rõ sự cần thiết phải đúng tên lót trong các loại giấy tờ). Vậy mong luật sư tư vấn giúp: Tôi phải làm thế nào? (Hiện hồ sơ ở trường học tên bố theo giấy khai sinh)? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP xác định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Theo đó, giấy khai sinh là giấy tờ gốc của cá nhân mà các giấy tờ khác phải phù hợp với giấy khai sinh. Do đó, nếu tên đệm trên giấy khai sinh khác với tên đệm trên sổ hộ khẩu thì bố bạn phải thực hiện thay đổi tên đệm trên sổ hộ khẩu để phù hợp với tên đệm trên giấy khai sinh. Thủ tục đính chính thông tin trong sổ hộ khẩu theo khoản 2 Điều 29 Luật cư trú 2006 thì hồ sơ bao gồm:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Giấy khai sinh;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Thẩm quyền giải quyết:
+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sau khi thay đổi thông tin trên sổ hộ khẩu, con bạn thực hiện thủ tục làm thẻ căn cước công dân thì căn cứ Điều 22 Luật căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:
– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật căn cước công dân 2014 kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
>>> Luật sư tư vấn về đính chính thông tin nhân thân qua tổng đài: 1900.6568
– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.