Thu lệ phí xây dựng đường nông thôn mới. Các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình nông thôn mới.
Thu lệ phí xây dựng đường nông thôn mới. Các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình nông thôn mới.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào các anh chị bên công ty luật. Hiện tại địa phương em đang tiến hành thu tiền làm đường nông thôn mới với mức thu là 800.000 đồng/người không kể già, trẻ,… Gia đình em có 6 người trong đó có cụ 90 tuổi và một cháu nhỏ 2 tuổi cũng cùng mức thu như trên. Vì điều kiện gia đình chưa thể đóng đủ nhưng cán bộ thôn đã đến nhà và đưa ra thời hạn hết 31/12/2016 phải đóng hết, nếu không sẽ đưa lên loa thông báo và tính lãi trên số tiền chưa đóng. Em muốn nhờ các anh chị tư vấn giùm em xem địa phương em thu như vậy đã đúng quy định của pháp luật chưa. Em đang ở thôn Đại Phú, xã Quỳnh Sơn, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Em chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điểm 3 Mục V Quyết định 1600/QĐ-TTg quy định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
“3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:
– Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
– Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
– Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua.
– Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
– Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.
– Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.”
Theo quy định trên, việc xây dựng chương trình nông thôn mới ở từng địa phương dựa trên nhiều nguồn vốn huy động khác nhau; đối với việc vận động đóng góp từ nhân dân trong xã dựa trên tinh thần tự nguyện của nhân dân; cơ quan có thẩm quyền không có quyền yêu cầu bắt buộc nhân dân phải đóng góp.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp địa phương bạn, địa phương bạn hiện đang thu tiền làm đường nông thôn mới với mức thu 800.000 đồng/người, vì điều kiện gia đình bạn chưa đóng đủ, nên cán bộ thôn đã đưa ra thời hạn và nói rằng sẽ đưa lên loa thông báo và tính tiền lãi chưa đóng. Trong trường hợp này, về mức thu, tùy thuộc vào từng địa phương, từng dự án cụ thể; còn về việc huy động đóng góp của nhân dân là dựa trên tinh thần tự nguyện; việc ép buộc đóng tiền làm đường nông thôn mới là trái quy định pháp luật.