Một người có hai nơi đăng ký thường trú có đúng không? Thay đổi chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Một người có hai nơi đăng ký thường trú có đúng không? Thay đổi chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Gia đình em chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh sống và được cấp sổ hộ khẩu mới nhưng chưa cắt hộ khẩu dưới quê. Dưới quê, gia đình em nằm trong hộ khẩu nhà ngoại. Em trai của em mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn ở quê, chỉ có ba mẹ và em lên thành phố ở. Khi em của em đủ tuổi làm Chứng minh nhân dân thì người thân dưới quê đã đem sổ hộ khẩu dưới đó để làm Chứng minh nhân dân cho em trai em và được cấp Chứng minh nhân dân hẳn hoi. Em xin hỏi Luật sư, nếu sau này em trai em lên thành phố sống thì vấn đề Chứng minh nhân dân như thế nào? Làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân (khi đã có hộ khẩu mới nhưng lai lấy hộ khẩu cũ để làm Chứng minh nhân dân) thì có vấn đề gì ảnh hưởng? Em có thể lấy hộ khẩu thành phố làm Chứng minh nhân dân mới, xem như không có Hộ khẩu cũ và Chứng minh nhân dân đã làm trước đây không? Nếu phát hiện ra 1 người có 2 hộ khẩu thường trú thì bị xử lý như thế nào ạ? Xin chân thành cám ơn Luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trường hợp của bạn, bạn không nêu cụ thể thời điểm gia đình bạn nhập khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh để xác định văn bản pháp luật có hiệu lực điều chỉnh cho trường hợp của bạn. Tuy nhiên về nguyên tắc thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú thì đều phải có giấy chuyển hộ khẩu từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cũ tới nơi mới. Đồng thời sẽ phải xóa tên trong hộ khẩu thường trú cũ.
Do không biết thời điểm bạn thực hiện nên bạn có thể tham khảo Nghị định 167/2013/NĐ-CP đang có hiệu lực thi hành từ ngày 28/12/2013 quy định về các hành vi vi phạm và xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, cụ thể như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thêm đó, chúng tôi gửi tới bạn thêm quy định về các trường hợp phải thực hiện việc Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
“1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a)Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b)Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c)Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d)Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e)Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2.Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
>>> Luật sư tư vấn về thường trú – tạm trú qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, nếu bạn cố ý thực hiện thủ tục làm thêm Chứng minh nhân dân theo Hộ khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không quan tâm đến chứng minh thư kia là trái quy định của pháp luật. Và theo quy định của khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về phạt hành chính với hành vi này như sau:
"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả."