Chú ý sau chủ định. Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương 8 điểm.
Chú ý sau chủ định. Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương 8 điểm.
MỞ ĐẦU
Có một qui luật tự nhiên sau đây, mà có lẽ ai cũng đã từng trải nghiệm: khi không chú ý đến một cái gì đó, thì dù nó có hiện ngay ra trước mặt hay văng vẳng bên tai, thì cũng sẽ không nhớ nó. Muốn cái gì đó “vào đầu”, thì phải chú ý đến nó. Chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này em đã chọn đề tài: “Trình bày các loại chú ý. Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chý ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học tập của bản thân”.
THÂN BÀI
1. Khái niệm chú ý.
Trong các hiện tượng tâm lý, chú ý là một hiện tượng tâm lý độc đáo, là một hiện tượng tâm lý luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Trong môi trường xung quanh, ta luôn luôn bị tác động bởi vô vàn sự vật hiện tượng, phụ thuộc vào nhiệm vụ và mục đích được đặt ra cho hành động, ý thức con người phải biết lựa chọn, biết tập trưng vào một số sự vật, hiện tượng nào đó của hiện thực, hoặc vào một số thuộc tính của chúng, nhằm có được sự phản ánh rõ ràng những sự vật, hiện tượng, hoặc những thuộc tính của sự vật, hiện tượng đó, còn có sự vật và hiện tượng khác ta không để ý tới, hoặc để ý một cách mơ hồ, không rõ ràng. Sự tập trung tư tưởng để nhận thức một số đối tượng hay hiện tượng nào đó gọi là chú ý.
Vậy, chú ý là sự tập trưng của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó.Nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
2. Phân loại chú ý.
a) Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể chia thành ba loại :
Chú ý không chủ định :là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác động kích thích của đối tượng đó.
Có thể thấy, chú ý không chủ định à trạng thái chú ý không định trước, không theo một kế hoạchvà mục đích nào cả, được tạo nên do các nguyên nhân bên ngoài gây nên, hoặc do các đặc điểm nào đó của đối tượng tác động vào con người ở tại một thời điểm nhất định.
Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc điểm sau đây của kích thích:
– Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường.
– Cường độ của kích thích.
– Độ hấp dẫn.
– Sự bắt đầu hoặc kết thúc của một kích thích.
Nhiều trường hợp, chú ý không chủ định đóng vai trò tích cực trong các lĩnh vực đời sống như học tập, sinh hoạt, công tác…nhờ nó, con người có thể phát hiện kịp thời sự xuất hiện kịp thời của một số sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết.
Ví dụ: Cứu người khi nghe thấy tiếng kêu cứu phát ra ở gần sông, nhờ có chú ý không chủ định mà cứu được người không may ngã xuống sông.
Chú ý có chủ định: Là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên một đối tượng nào đónhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động.
>>> Luật sư