Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi. Em mới bị cảnh sát giao thông bắt vì đi đường ngược chiều và bị giam xe, và cavet xe. Trên đường đi khám sức khoẻ để làm lại bằng lái xe. Do trước đó em bị cướp mất nên đang xin đi làm lại. Sau khi bị bắt em vẫn mang hồ sơ gốc đi làm lại bằng lái. Vậy nếu sau 2 tháng em đến nộp bằng lái có giảm được tiền phạt xe không chính chủ và không có bằng lái không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin mà bạn trình bày không nói rõ là bạn đi xe máy hay ô tô đi đường ngược chiều do vậy sẽ được chia ra hai trường hợp:
Thứ nhất: Đối với xe máy
Tại Điểm i Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016 NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…………..
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
….. "
Theo thông tin mà bạn đã trình bày đối với trường hợp đi xe vào đường ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều có biển cấm ngược chiều thì bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài phạt tiền, còn áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Theo quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016 NĐ-CP như sau:
"12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…….
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;" Theo đó, người thực hiện hành vi quy định Điểm i Khoản 4 Điều 6 Nghị định này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng."
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…..
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.
…….
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;"
Được biết trường hợp của bạn không có giấy phép lái xe tại thời điểm bị cảnh sát giao thông ra quyết định tạm giữ phương tiện và giấy đăng ký xe. Như vậy, trường hợp của bạn vẫn coi không có giấy phép lái xe.
Đối với trường hợp xe không chính chủ tức là chưa thực hiện làm thủ tục đăng ký sang tên trong giấy đăng ký xe theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 80. Hiệu lực thi hành
…….
3. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017."
Như vậy, theo quy định này thì bạn sẽ không bị xử phạt về xe không chính chủ bởi vì việc thực hiện xử phạt đối với xe không chính chủ sau ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Thứ hai: Đối với ô tô
Tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
……….. "
Theo Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
…… "
Theo thông tin mà bạn đã trình bày đối với trường hợp điều xe ô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo Điều 21 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
…
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;"
Trường hợp người điều khiển xe ô tô không mang giấy phép lái phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Theo Điều 30 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô."
Xử phạt đối với chủ phương tiện là cá nhân không thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định này thì bạn sẽ không bị xử phạt về xe không chính chủ bởi vì việc thực hiện xử phạt đối với xe không chính chủ sau ngày 01 tháng 01 năm 2017.