Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt Nam. Bài tập học kỳ Luật So sánh 9 điểm.
Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt Nam. Bài tập học kỳ Luật So sánh 9 điểm.
MỞ ĐẦU
Mỹ là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới không có chương trình đại học luật (thời gian học 4 năm) nhưng lại đào tạo cao học luật (Law school) cho những người có bằng Đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng không có học viện tư pháp, nơi đào tạo chức danh tư pháp (thẩm phán, luật sư, công tố viên) như nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, nước Mỹ được biết đến không chỉ là cường quốc đứng đầu về kinh tế mà còn là một trong những quốc gia có nền luật pháp hàng đầu, cái nôi đào tạo ra những chính trị gia tầm cỡ không chỉ riêng ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu về đào tạo luật của họ để học hỏi và ứng dụng vào nước ta là điều hết sức cần thiết.
NỘI DUNG
I. Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam.
1.1.Về chương trình đào tạo
Mỹ là nhà nước liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn có hệ thống pháp luật của từng bang độc lập. Về phạm vi đào tạo, trường học của một số bang chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang. Điều này khác với Việt Nam là nhà nước đơn nhất nên chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật và do vậy chỉ có thể nhất quán một chương trình đào tạo luật. Ngoài ra ở Mỹ, chất lượng giữa các trường đào tạo luật cũng có sự khác biệt, thể hiện cụ thể ở sự đào tạo bài bản, chất lượng, khoa học với cơ sở vật chất tốt, lực lượng giảng viên có năng lực chuyên môn và khả năng giảng dạy hiệu quả như Havard, Columbia,.. Bên cạnh đó có sự cạnh tranh rất gay gắt về chất luợng cả trong việc tuyển dụng và đào tạo sinh viên của các trường đào tạo luật tại Mỹ. Họ mời các tác giả, những người nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật về trường nghiên cứu, giảng dạy nhằm thu hút sinh viên và các nguồn tài trợ. Điều này không những đem lại danh tiếng cho cá nhân trường nói riêng mà còn thúc đẩy nền lập pháp của cả quốc gia nói chung.
1.2. Về đầu vào và thời gian học
Khác với Việt Nam đào tạo luật ở bậc đại học như nhiều quốc gia khác, ở Mỹ, việc đào tạo luật là đào tạo sau đại học. Sinh viên luật phải là những người đã tốt nghiệp đại học – có bằng cử nhân một môn khoa học bất kì. Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe và những sinh viên được chọn đều là những sinh viên thật sự xuất sắc. Những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa luật để lấy bằng J.D – ( jurist doctor ) – văn bằng luật cơ bản ở Mỹ. Ở Việt Nam, sinh viên luật được tuyển qua các kỳ thi đại học hằng năm, thời gian đào tạo là 4 năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên được nhận bằng cử nhân luật.
1.3. Về phương pháp đào tạo
Phương pháp giảng dạy luật được sử dụng ở Mỹ khá phù hợp với sự đa dạng, phức tạp và luôn luôn thay đổi của xã hội Mỹ. Nếu như việc đào tạo luật ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, thường dạy cho sinh viên những vấn đề cơ bản về luật và tìm luật ở đâu để giải quyết các vụ việc cụ thể thì hệ thống giáo dục luật ở Mỹ không trực tiếp truyền đạt những kiến thức thuộc lòng về nội dung của các đạo luật, các án lệ mà lại nhằm vào việc đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện, các giáo sư luật ở Mỹ hướng tới việc dạy cho các sinh viên mọi kĩ năng cần thiết để thắng kiện hơn là dạy luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568