Cơ sở lý luận dùng để phân tích vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Hà Nội? Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội? Một số giải pháp và kiến nghị?
Trải qua bao biến động lịch sử, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của giao thông đối với sự phát triển của xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nh đất nước ta hiên nay. Các mạng lưới giao thông chính là chiếc cầu nối quan trọng qua các miền với nhau, giúp cho sù giao lưu văn hoá và lưu thông hàng hoá được nhanh chóng và rộng rãi.
Tuy nhiên trong mạng lưới giao thông đường bé tại các thành phố lớn nói riêng và đặc biệt là thành phố Hà Nội , nạn ách tắc giao thông của thanh phố là một vấn đề nổi cộm mà cho đến nay mặc dù đã có nhiều ý kiến đóng góp nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. ách tắc giao thông vẫn thường xuyên xẩy ra tại những điểm nót giao thông trong những giê cao điểm.
Vậy chóng ta cần phải có những giải pháp nào để giải quyết nạn ách tắc giao thông một cách hữu hiệu nhất?
Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, em xin phân tích nạn ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội qua một số khía cạnh mà em có thể nắm bắt được. Do hiểu biết của em chưa được đầy đủ, em xin thầy thông cảm và góp ý để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở lý luận dùng để phân tích vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Hà Nội.
a. Khái niệm nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó .
Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.
a. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan. Tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dùa trên lập trường duy vật(Biện chứng duy vật).
Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại.
Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian xác định thì nguyên có trước kết quả, vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng.
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội.
a. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tắc nghẽn giao thông.
*Nguyên nhân khách quan: Thực tế cho thấy nguyên nhân cơ bản của ùn tắc giao thông là do số lượng phương tiện trên tham gia giao thông ngày một lớn. Đặc biệt là từ khi xuất hiện trên thị trường xe máy Trung Quốc giá rẻ, hợp với tói tiền của người dân Việt Nam, và các công ty sản xuất xe máy trong nước đồng loạt hạ giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người mua sắm phương tiện đi lại này, điều đó làm cho số lượng người có xe máy, tăng lên rất nhanh, nhất là các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội. Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn cả ở các tuyến phố chính đến các ngõ nhỏ. Tuy vậy việc xuất hiện xe gắn máy Trung Quốc chỉ nh mét giọt nước nhỏ làm tràn ly, vì mấy năm trước đây khi chưa có xe Trung Quốc thì chuyện ách tắc đường phố vẫn cứ xẩy ra thường xuyên tuy chưa thật bức xóc nh hiện nay.
>>> Luật sư
Phải nói rằng nguyên nhân chính là do dân số ở Hà Nội ngày càng gia tăng, nhu cầu đi lại ngày càng lớn trong lúc cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội vẫn còn hạn chế.
Hệ thống giao thông đường bộ không hoàn chỉnh: mặt đường hẹp, thiếu bãi đậu xe, có quá nhiều nót giao thông chật hẹp. Quỹ đất dành cho giao thông ở thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 2,5% trong khi ở các nước tiên tiến khác con số này phải là 20- 25%. Trong khi phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh thì các tuyến đường mới được mở ra là không đáng kể. Thêm nữa đường phố thường xuyên bị đào xới để sửa chữa, thay thế, lắp mới những công trình ngầm như hệ thống cấp nước và thoát nước, cáp ngầm của các ngành bưu điện hoặc điện lực, rồi tình trạng ngập lụt khá phổ biến vào mùa mưa. Vì thế ùn tắc giao thông là hệ quả tất yếu.
*Nguyên nhân chủ quan: Đó là sự thiếu kiên quyết của chính quyền đối với việc định hướng phương tiện đi lại của người dân thành phố. Trong khi hệ thống vận tải khách công cộng không được chú ý đầu tư đúng mức thì phương tiện cá nhân lại được thả nổi, tha hồ phát triển. Việc buông lỏng quản lý đô thị dẫn đến tình trạng lấn chiến lòng lề đường làm nơi họp chợ, buôn bán, sản xuất, dịch vụ, để xe, chờ đón học sinh tan trường.
Và nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông là do sự thiếu ý thức tự giác của nhiều người dân. Những người buôn bán vẫn tranh nhau lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, và các nhà chức trách dẹp ở chỗ này lại đùn ra chỗ kia nên đường phố vốn đã hẹp lại càng hẹp hơn. Đồng thời trên đường phố vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng đi ngược chiều, vượt đèn đỏ nếu không có công an đứng gác, chưa kể đến việc vượt Èu, tranh lấn đường. Thực tế việc tranh lấn đường là một nguyên nhân thường xuyên dẫn đến nạn ùn tắc giao thông nhiều nhất.
Bởi người ta tranh nhau mà đi không ai chịu nhường ai một bước. Thử quan sát một trường hợp kẹt xe ở một chỗ tránh tàu: nếu luồng người 1/2 đường bên này không chồm lấn sang 1/2 đường bên kia thì chắc chắn sẽ không có chuyện 2 luồng giao thông đối đầu nhau và đều kẹt cứng tại chỗ. Hàng năm trên đường phố có hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, không thể đổ thừa hết cho đường sá mà kết tội trước tiên cho sự thiếu tôn trọng luật lệ đi đường, sự bất cẩn và thiếu văn hoá của con người.
ý thức đi lại của người dân là một yếu tố quan trọng quyết định sự văn minh của đường phố. Như đã nói ở trên, các phương tiện giao thông cá nhân ngày càng cao và tiện lợi và đặc biệt hệ thống xe giao thông công cộng như xe buýt thì lại thường bị quá tải không thể đáp ứng đủ nhu cầu đi lại cho nên phương tiện giao thông cá nhân đăc biệt là se máy đươc người đi lại sử dụng nhiều nhất. Với những chiếc xe máy người ta có thể tạt vào bất kỳ một cửa hàng nào trên dãy phố để mua sắm, người ta có thể ngồi trên xe dang cả 2 chân xuống đất, đằng trước đứa bé đằng sau đứa lớn ghé lại mua mí rau, con cá, miếng thịt ngay bên chợ vỉa hè, chợ lề đường “xe 2 bánh + nhà phè + chợ vỉa hè” dường như là một trong những phương thức đi lại và sinh hoạt chủ yếu của người dân độ thị hiện nay. Từ đó hình thành một lối sống, một nếp văn hoá chủ yếu được tạo dựng lên bằng xe 2 bánh tốc độ chậm và nhà phố. Phải nói rõ là xe 2 bánh “tốc độ chậm” vì tốc độ chậm khác xa với tốc độ nhanh. Khi đã ngồi lên xe với tốc độ chậm thì mọi hành vi không phù hợp với một đô thị lớn đều có thể xảy ra chứ chưa nói đến một thành phố văn minh hiện đại. Đàn ông ở trần, mặc quần đùi, đàn bà mặc đồ ngủ diễu hành trên đường phố. Xe chở 2- 3 người thậm chí 4 người trên 1 chiếc xe, các người ngồi sau thõng chân xuống đất. Xe máy chở 1 người ngồi sau vác theo 1 cây sắt, thanh nhôm rất dài, hoặc một tấm kính rất lớn, và với mấy chiếc dây thun người đi xe máy có thể chở 3- 5 két bia, 2- 3 bình ga. Xe máy, xe đạp đi hàng đôi hàng ba, hoặc xe máy thò chân qua đẩy chiếc xe đạp hoặc xe xích lô. Xe máy phóng thẳng từ trong nhà, trong ngõ, trên vỉa hè ra ngoài đường bất chấp xe cộ nườm nượp qua lại. Chỉ vì sự thiếu ý thức đi lại của mỗi người mà đã nảy sinh ra những kết quả có tác động ngược chiều nh ách tắc giao thông, tai nạn giao thông. Từ đó kéo theo một loạt hệ quả như ô nhiễm môi trường, do khói và bụi xe, làm giảm tốc độ lưu thông và phát triển kinh tế một cách đáng kể việc phân luồng giao thông ở những tuyến chưa hợp lý cũng như tình trạng thiếu đèn tín hiệu và các thiết bị điều khiển giao thông cũng góp phần làm cho tình trạng ùn tắc giao thông thêm trầm trọng.
b. Hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông:
Chắc hẳn những ai đang sống hoặc đã sống ở Hà Nội trong nhưng năm gần đây thi hẳn ai còng Ýt nhất một lần phải chứng kiến cảnh ùn tắc giao thông của thủ đô, do đó hậu quả của việc ùn tắc giao thông chắc chắn là ai cũng có thể hình dung ra được nên chỉ xin nêu một sè : Lãng phí thời gian vô Ých , ô nhiễm môi trường bụi bặm, chen lấn sô đẩy nhau dẫn đến nhiều hành vi khác, …
3. Một số giải pháp và kiến nghị.
a. Một số tồn tại cần khắc phục:
Vấn đề ùn tắc giao thông của thủ đô cho đến nay còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như phân luồng giao thông một cách hợp lý, lập lại kỉ cương quản lý đô thị, ý thức tham gia giao thông của người dân,…sẽ còn rất nhiều tồn tai để phải giải quyết và điều quan trong là chúng ta phải bàn đến giải pháp của các tồn tại vừa nêu trên.
b. Giải quyết tồn tại và các biện pháp khắc phục:
Mặc dù mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nhưng ta không thể vì thế mà ỷ lại cho tự nhiên diễn ra. Không thể để tình trạng ách tắc giao thông diễn ra mà không có những biện pháp khắc phục. Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra và ngược lại một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Muốn có kết quả tốt phải phát hiện nhiều nguyên nhân. Như ở trên ta đã chỉ ra được một số nguyên nhân chính dẫn đến nạn ách tắc giao thông, vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào ?
Sau đây là một số giải pháp cơ bản.
* Phân luồng giao thông một cách hợp lý: Với phương châm phát huy hiệu quả cao nhất những cơ sở vật chất hiện có, đồng thời bổ sung đầu tư một số khâu chủ yếu trong hệ thống giao thông đô thị. Phân luồng giao thông sao cho hợp lý, khoa học nhằm tháo tỡ những ách tắc giao thông không đáng có mà nội dung chính là quy hoạch lại luồng tuyến xe buýt, mạng lưới đường bộ, đường sắt ở thành phố. Một số tuyến đường chỉ đi một chiều, thiết lập bằng được tuyến đường dành cho xe tải để tiến tới cấm không cho xe tải có sức chở hơn 2,5 tấn lưu thông trong nội thành giê cao điểm. Kiên quyết cấm xe 3 bánh chở hàng cồng kềnh chạy trong giê cao điểm.
Giải pháp điều khiển giao thông sẽ hỗ trợ đắc lực giải pháp phân luồng giao thông : Việc làm đầu tiên là hoàn thiện, bổ sung hệ thống biển báo giao thông, đặc biệt là xây dựng hệ thống báo hiệu vị trí thường xẩy ra ùn tắc giao thông để giảm lượng xe đi vào, và các chốt đèn có tín hiệu giây chạy lùi và phát tín hiệu còi khi đèn chuyển màu. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm điều khiển giao thông bằng camera, lắp đặt tại các nót trọng điểm để kịp thời có biện pháp xử lý khi có triệu chứng.
Thành phố Hà Nội đã và đang gấp rút triển khai xây dựng các nót giao thông ngã tư sở , xây dựng hàng loạt dải ngăn cách đường bộ …
* Lập lại kỉ cương quản lý đô thị: Đối với những chợ tự phát cần phải giải toả và khuyến khích di dời vào các nhà lồng chợ, xe các chợ đầu mối ở ngoại thành để giảm mật độ lưu thông ở nội bộ. Lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè, đầu cầu. Tăng cường hiệu lực cưỡng chế của các lực lượng bảo vệ pháp luật và trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự đô thị cũng là 1 giải pháp quan trọng.
* Tác động vào ý thức ngươi dân: Tuyên truyền giáo dục người nông dân nâng cao ý thức cộng đồng chấphành luật lệ giao thông và quy tắc quản lý trật tự đô thị. Phát động những phong trào quần chúng trong thanh niên, học sinh phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông để giữ gìn trật tự giao thông tại các điểm nót. Giải quyết nạn ùn tắc giao thông ở các khu vực đông người qua lại trong giê cao điểm nh trường học, bệnh viện, chợ, khu vực chơi giải trí.
* Một số giải pháp khác cần bàn luận:
+/ Đầu tư nhiều vào đường xá hay bá xe máy: Nhà phố là cái chưa thể bỏ ngay được vì liên quan đến nguồn sống đại đa số người dân thành phố nhưng chắc chắn nó sẽ giảm bớt dần cùng với sự tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá của thành phố, xe 2 bánh tốc độ chậm còng không thể bỏ ngay được vì nó là phương tiện đi lại của hơn 80% cư dân trong thủ đô và nó còn là một phần tài sản quý giá của họ. Nhưng không thể cứ tiếp tục bán xe máy, quảng cáo khuyến mãi xe máy, bán trả góp xe máy. Cái đó chỉ có lợi cho nhà kinh doanh, còn rất bất lợi cho đô thị không chỉ riêng về mặt giao thông. Bởi còn nhiều xe máy thì xe công cộng không thể phát huy được hiệu quả.
+/Thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy – giải pháp có tính khả thi: Về thu phí ôtô,chúng ta cũng biết rằng, số lượng ô tô đang tham gia giao thông phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Khoản phí mà các đơn vị này phải đóng do nhà nước cung cấp. vì vậy thu phí ở đối tượng này thực chất là quay tròn tiền của nhà nước. Nh thế các tổ chức nhà nước muốn mua thì vẫn cứ mua, không đắn đo gì về các khoản phí.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài thì họ bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh với mục đích là lợi nhuận nên mọi quyết sách đều dùa trên nhu cầu thực tế và hiệu quả. Mua sắm phương tiện là bắt nguồn từ điều kiện cần của công việc kinh doanh. Do đó ta không có cơ sở nào để khẳng định về khoản phí kia mà họ giảm bớt việc mua xe ô tô để phục vụ việc kinh doanh.
Về việc thu phí xe máy, đây là phương tiện đi lại chủ yếu và tiện lợi nhất của người dân thành phố. Với mức giá xe hiện nay (trừ xe Trung Quốc) thì có thể nói là vẫn còn cao so với thu nhập của người dân Việt nam. Vì thế bản thân người mua cũng phải tính toán, cân nhắc khi bá ra một số tiền tương đối lớn để mua xe, nhưng khi xét thấy việc mua xe là cần thiết và đem lại lợi Ých thì khoản phí 4 triệu đồng/xe mới là 400 ngàn đồng/xe lưu hành /1năm sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc quyết định mua xe máy mà có chăng là họ cân nhắc loại xe. Nh vậy biện pháp thu phí đối với xe máy liệu có khả thi?
Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nhân-quả, em đã phần nào nêu lên được những nguyên nhân kết quả của nạn ách tắc giao thông. Để từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Qua đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của mạng lưới giao thông và vai trò, ý thức của con người với hiện tượng này nh thế nào, đó là do chủ quan hay khách quan? phát hiện được nguyên nhân để hạn chế tác động của nguyên nhân ngược chiều.
Và cuối cùng, theo chính kiến của mình, em cho rằng đi lại vốn là chuyện bình thường trong đời sống đô thị nhưng đi lại còn là một hiện tượng xã hội, hiện tượng văn hoá. Nó thể hiện tính trật tự kỷ cương, tính tổ chức và cả tính nhân văn của cả một xã hội. Xây dựng thêm các tuyến đường mới, mở rộng mặt đường, phân luồng hợp lý và tăng thêm các phương tiện giao thông công cộng là tất yếu. Nhưng xây dựng một nếp đi lại có văn hoá lại là điều cần thiết hơn, bức xúc hơn, không cần đầu tư quá tốn kém và mất nhiều thời gian có ý thức vàcó văn hoá trong đi lại là sự giảm tải rất to lớn và ngăn chặn một cách hữu hiệu nhất nạn ách tắc cho giao thông đô thị. Nên chăng, mỗi người dân cần có ý thức hơn nữa trong việc đi lại hàng ngày để tránh nạn ách tắc giao thông nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.