Văn minh Tây Âu thời trung đại. Bài tập học kỳ môn Lịch sử văn minh thế giới 8 điểm.
Văn minh Tây Âu thời trung đại. Bài tập học kỳ môn Lịch sử văn minh thế giới 8 điểm.
I. Hoàn cảnh hình thành nền văn minh Tây Âu Trung đại
1.1. Sự hình thành các quốc gian phong kiến ở Tây Âu:
Việc kinh thành La Mã bị thất thủ vào năm 476 được coi là mốc đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã. Trên đống hoang tàn của đế quốc La Mã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời như vương quốc Tây Gốt, Văngđan, Buôcgônhơ, Đông Gốt, Lômbad, Phrăng…
Trong các vương quốc mới ra đời đó, sự hình thành và phát triển của vương quốc Phrăng có ảnh hưởng tới lịch sử Tây Âu lớn hơn cả. Lãnh thổ của vương quốc Phrăng lúc đầu chỉ tương đương miền bắc nước Pháp ngày nay. Nhưng dưới thời của hoàng đế Saclơman, bằng những cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, ông đã làm cho đất đai của quốc gia Phrăng lớn gần tương đương vùng tây của đế quốc La Mã trước kia. Năm 814 Saclơman chết, con là Louis “mộ đạo” lên kế vị. Năm 840 Louis “mộ đạo” chết thì trong các con của Louis xảy ra sự tranh giành ngôi báu tới mức nội chiến. Cuộc nội chiến đã dẫn tới một hoà ước kí ở Vecđoong năm 843. Theo hoà ước Vecđoong, đế quốc Saclơman bị chia ra làm 3, đó là nước Pháp, Đức, Ý ngày nay.
Còn ở nước Anh ngày nay, từ thế kỉ V đã hình thành nên nhiều tiểu quốc. Tới thế kỉ IX, Ecbe đã thống nhất các nước nhỏ lập nên vương quốc Anh. Tây Ban Nha ra đời trên cơ sở hợp nhất Cxtila và Aragôn, Bồ Đào Nha thì đã được ra đời trước đó. Các vương quốc mới không đi theo con đường chế độ nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hoá. Vua Phrăng từ thế kỉ V đã đem nhiều ruộng đất cướp được của các quí tộc La Mã cũ phân chia cho các tướng lĩnh, bà con dòng họ và những người có công. Cùng với ruộng đất, những người này còn được phong tước. Đất đai và tước hiệu được phân phong có quyền cha truyền con nối, điều này đã tạo ra tầng lớp quí tộc lãnh chúa phong kiến với những lãnh địa rộng lớn. Những người lính và nô lệ có công trong chiến tranh cũng được chia một ít ruộng và họ trở thành những người nông dân tự do. Nhưng cùng với thời gian, số lượng nông dân tự do càng ít dần. Do nhiều nguyên nhân như thiên tai, mất mùa, bệnh dịch…nhiều nông dân bị phá sản phải bán ruộng đất. Khi không còn ruộng đất thì đương nhiên họ phải xin được nhận ruộng đất của lãnh chúa, cày cấy và nộp tô. Họ cũng ở nhờ trên đất của lãnh chúa và lệ thuộc vào lãnh chúa. Đến đời con cháu của họ thì sự lệ thuộc càng nặng hơn, không được tuỳ tiện bỏ đi nơi khác nếu không được lãnh chúa cho phép. Vậy là con cháu họ còn mất một phần tự do thân thể, một loại người nửa nô lệ, nửa nông dân, người ta gọi họ là nông nô. Nông nô cũng có gia đình riêng, có một túp lều, và một ít tài sản. Lãnh chúa không thể bán họ. Nhưng nông nô không được tự tiện bỏ trốn khỏi vùng đất của lãnh chúa . Sau này, muốn bỏ đi ra thành thị làm ăn, họ phải chuộc một số tiền.
1.2. Sự ra đời của các thành thị trung đại:
Từ thế kỉ XI, kinh tế nông nghiệp ở Tây Âu phát triển hẳn lên. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp p.triển. Nhiều thợ thủ công khéo tay và các thương nhân đã tìm tới ngã ba đường, ngã ba sông để mở quán làm ăn. Những nơi thuận lợi, các cửa hàng, công xưởng ngày càng phát triển, dần dần hình thành nên các thành thị trung đại. Sự ra đời của các thành thị trung đại, là biểu hiện cụ thể của nền kinh tế hàng hoá, nó báo nền kinh tế tự nhiên đang bị tấn công. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng đòi hỏi một thị trường rộng lớn, nó tạo ra sự giao lưu thường xuyên giữa các địa phương.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568