Quá hạn thanh toán tiền cầm cố giấy đăng ký xe bị xử lý thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi không thanh toán tiền cầm cố giấy tờ đăng ký xe.
Quá hạn thanh toán tiền cầm cố giấy đăng ký xe bị xử lý thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi không thanh toán tiền cầm cố giấy tờ đăng ký xe.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào văn phòng luật sư . Luật sư cho em hỏi vấn đề như sau ạ . Cách đây khoảng hơn 2 năm . hồi còn đi học do thiếu tiền nộp học phí . em đã mang giấy đăng ký xe ra quán cầm đồ để cầm với số tiền 2trieu đồng. sau em không có tiền để trả đúng hẹn . khoang nửa năm sau em có qua nhưng ko tim thấy quán cầm đồ đâu nữa . mà giấy vay nợ thi em bị mất nên k biết tên quán hay sđt để liên lạc kiểu gì nay thấy giấy mời của công an thành phố hà nội . em xin hỏi luật sư là mức tiền em phải trả cả gốc lẫn lãi là bao nhiêu ạ . em có bị truy tố không ạ ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, bạn hỏi mức tiền phải trả cả gốc lẫn lãi với hợp đồng vay tài sản của bạn:
Căn cứ Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ở đây, bạn dùng giấy tờ đăng ký xe dùng làm bảo đảm với bên cho vay. khi vay tiền các bên đã lập thành vản bản và sẽ có điều khoản thỏa thuận về lãi suất vay.
Căn cứ Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định lãi suất thỏa thuận không quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố đối với các hình thức vay.
"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Từ quy định trên, có thể thấy lãi suất các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay nếu vượt quá 150%. còn trong trường hợp không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. vì vậy, trong trường hợp này bạn có vay 2 triệu đồng, tùy thuộc vào lãi suất bạn đã thỏa thuận để tính số tiền bạn phải thanh toán.
Căn cứ Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Như vậy, trong trường hợp vay mà quá hạn thì bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Thứ hai, trong trường hợp này bạn có bị truy cứu trách nhiệm về hành vi không trả tiền vay hay không cần xem xét các trường hợp.
– Kiện đòi dân sự bên cho vay kiện đòi tài sản ra toàn án
– Hoặc có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."
Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải xác định số tiền bạn vay đã đạt từ 4 triệu trở lên hay chưa hoặc trường hợp dưới 4 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.