Các trường hợp được trợ giúp pháp lý? Người có công với cách mạng thì có được hưởng chế độ trợ giúp pháp lý không?
Các trường hợp được trợ giúp pháp lý? Người có công với cách mạng thì có được hưởng chế độ trợ giúp pháp lý không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Dì tôi là người có công với cách mạng có bằng khen anh hùng lực lượng vũ trang. Nay dì tôi cần luật sư làm đại diện pháp luật hoặc bảo vệ quyền lợi tại tòa án. Thì theo pháp luật dì tôi có được hưởng những ưu đãi gì không trong việc hỗ trợ pháp lý. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật sư theo Luật luật sư 2006 là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm:
-Tham gia tố tụng;
– Tư vấn pháp luật;
– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
– Dịch vụ pháp lý khác;
Ngoài hoạt động theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có thù lao, nhà nước ta còn khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý theo Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý 2006 được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp này, dì bạn được nhà nước phong tặng là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân” thuộc một trong các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13.
Do vậy, dì bạn thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo khoản 2 Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý 2006:
– Người nghèo.
– Người có công với cách mạng.
– Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.
– Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Hình thức trợ giúp pháp lý theo Điều 27 Luật trợ giúp pháp lý 2006 bao gồm:
– Tư vấn pháp luật.
– Tham gia tố tụng.
– Đại diện ngoài tố tụng.
– Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý dưới các hình thức nêu trên với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2006.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, dì của bạn được quyền hỗ trợ pháp lý khi yêu cầu thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý.
Còn nếu dì của bạn thông qua văn phòng luật sư tư để yêu cầu thì việc được hỗ trợ dịch vụ pháp lý hay không phụ thuộc vào luật sư trong văn phòng luật sư đó.