Phạm nhân là gì? Phạm nhân tiếng anh là gì? Quy định về khen thưởng phạm nhân? Quy định về xử lý phạm nhân vi phạm?
Trong quá trình thi hành án của người phạm tội bị kết án được gọi là phạm nhân mà họ có biểu hiện tốt như lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, thì sẽ được ra
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– -Luật thi hành án hình sự 2019;
– Nghị định 133/2020/NĐ-CP Hướng dẫn luật thi hành án hình sự 2019.
1. Phạm nhân là gì?
Theo quy định của Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án năm 2019 thì người chấp hành án và phạm nhân được hiểu như sau:
“2.Phạm nhân là người đã bị
Như vậy có thể hiểu thảo nghĩa rộng thì phạm nhân là người đã bị
Khen thưởng phạm nhân là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với phạm nhân có thành tích trong quá trình cải tạo tại trại giam.
Xử lý phạm nhân vi phạm được hiểu là khi phạm nhân vi phạm những quy định của trại giam thì đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
2. Phạm nhân tiếng anh là gì?
Phạm nhân tiếng anh là: “prisoner”
3. Quy định về khen thưởng phạm nhân
Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo quy định tại Điều 41 Luật thi hành án hình sự 2019.
Phạm nhân có thể được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức như: Biểu dương trước toàn thể các phạm nhân khác trong trại; được thưởng tiền hoặc hiện vật; hoặc bằng việc tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận từ người thân ở bên ngoài.
Việc khen thưởng này được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra
Như vậy có thể thấy, việc khen thưởng phạm nhân khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc lập được công cho trại sẽ khuyến khích các phạm nhân thực hiện tốt quá trình chấp hành án của mình. trong quá trình chấp hành án tốt thì phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật để có thể sớm trở về hòa nhập vào cộng động đồng.
4. Quy định về xử lý phạm nhân vi phạm
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật thi hành án 2019 như sau: Khiển trách; cảnh cáo hoặc Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
Nếu trong trường hợp phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật thì phạm nhân sẽ không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 38 Luật thi hành án hình sự quy định sẽ không được áp dụng biện pháp cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là người già yếu.
Một điều cần lưu ý là trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; trường hợp không thuộc quyền hạn điều tra của mình thì phải
Như vậy, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì những người sau có quyền ra quyết định xử lý phạm nhân là Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
Một số quy định bắt buộc khi phạm nhân bị kỷ luật, gồm:
– Phạm nhân phải có thời gian theo dõi, thử thách để công nhận đã cải tạo tiến bộ.
+Đối với hình thức kỷ luật khiển trách, thời gian theo dõi, thử thách là 01 tháng;
+Đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, thời gian theo dõi, thử thách là 03 tháng;
+Đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật, thời gian theo dõi, thử thách là 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật tính từ ngày được đưa ra khỏi buồng kỷ luật.
– Trong thời gian theo dõi, thử thách mà phạm nhân không có vi phạm, thì khi hết thời hạn sẽ được công nhận đã cải tạo tiến bộ.
– Phạm nhân chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, nếu tiếp tục có quyết định kỷ luật mới, thì thời hạn theo dõi, thử thách là tổng thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật cũ và mới.
– Phạm nhân bị kỷ luật giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo quy định. Mỗi buồng giam kỷ luật, giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.
– Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, nếu phạm nhân nhận rõ sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa, thì xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn.
– Trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu, thì lập biên bản, đưa ra ngoài điều trị, chữa bệnh, khi sức khỏe ổn định thì xem xét tiếp tục thi hành kỷ luật hoặc cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn
Như vậy khi phạm nhân chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, nếu tiếp tục có quyết định kỷ luật mới, thì thời hạn theo dõi, thử thách là tổng thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật cũ và mới.
Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thì phải khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 20 Nghị định số 133/2020 quy định như sau:
– Phạm nhân vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
– Trong cùng một vụ việc có nhiều phạm nhân vi phạm, thì mỗi phạm nhân đều bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm của mình.
– Trong cùng một vụ việc, nếu một phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm, thì áp dụng chung bằng một hình thức kỷ luật, không tách riêng từng hành vi vi phạm để xử lý với các hình thức kỷ luật khác nhau.
Theo đó, phạm nhân vi phạm bị kỷ luật mà có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
Một là, Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác.
Hai là, Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
Ba là, Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.
Bốn là, Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.
Năm là, Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.
Khi phạm nhân vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác, biết ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình và hành vi vi phạm này là do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác. Hoặc trước đó phạm nhân này đã lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng. Pháp luật nước ta có chính sách khoan hồng đối với những phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm.