Phân tích kỹ năng thuyết trình. Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật 8 điểm.
Phân tích kỹ năng thuyết trình. Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật 8 điểm.
MỞ ĐẦU
Trong giao tiếp việc vận dụng thành thạo và khéo léo các kĩ năng, đồng thời biết biến những hiểu biết của mình thành lợi thế trong cuộc giao tiếp sẽ góp phần rất quan trọng để đạt được mục đích giao tiếp của bản thân. Một trong những kĩ năng đó thì kĩ năng thuyết trình được xem là kĩ năng quan trọng nhất đóng vai trò truyền đạt thông tin đến người nghe sao cho có hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em xin chọn nghiên cứu làm rõ đề bài: “Phân tích kĩ năng thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.” làm bài tập học kì môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật.
NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH
1. Khái niệm thuyết trình
Thuyết trình hay còn gọi là diễn thuyết là khả năng nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách có hệ thống.
Kĩ năng thuyết trình là một vũ khí quan trọng và lợi hại, một thế mạnh cạnh tranh của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đối với sinh viên, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu bởi sinh viên thường xuyên được yêu cầu tra cứu tài liệu làm bài tập và trình bày trước lớp. Có được những bài thuyết trình thành công sẽ giúp cho sinh viên có thêm sự tự tin và thành công trong việc học tập ở trường, lớp.
Ví dụ: sinh viên thuyết trình đồ án trước hội đồng chấm điểm, nhân viên kinh doanh thuyết trình sản phẩm.
2. Chuẩn bị thuyết trình
Đứng trước nhiều người và nói chuyện với họ không chỉ có bạn, tôi mà ngay cả những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp cũng có lúc lung túng, e ngại, căng thẳng. Để có thể đường hoàng, tự tin chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi nói chuyệ của mình.
a. Xác định tình huống của buổi thuyết trình.
Trước khi tiến hành buổi thuyết trình cần phải biết và hiểu rõ về hoàn cảnh, địa điểm của buổi thuyết trình
b. Đánh giá đúng bản thân.
Khi được mời nói chuyện hoặc trình bày về một vấn đề nào đó chúng ta cần cân nhắc hai vấn đề sau:
– Bản thân có am hiểu về vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không?
– Con người, cương vị của mình có được người nghe chấp nhận hay không? Ở đây, bạn cần lưu ý rằng tầm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người diễn thuyết, nếu không người nghe sẽ thiếu tin tưởng. Nếu một trong hai điều kiên trên không được đáp ứng thì bạn nên từ chối buổi thuyết trình.
Để thành công cũng cần xác định được những ưu điểm của mình và phát huy tối đa chúng. Ví dụ: giọng nói truyền cảm và rõ ràng hãy xem đó là một lợi thế hãy kể một vài câu chuyện ngụ ngôn hài hước, ngắn gọn phù hợp với buổi thuyết trình, câu chuyện sẽ giúp thư giãn và tạo sự hứng tú cho người nghe.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568