Điều kiện chuyển công nhân viên quốc phòng? Chế độ khi chuyển sang công nhân viên quốc phòng?
Công nhân viên quốc phòng là những người được tuyển dụng hay thông qua quá trình tuyển chọn để đảm nhiệm các vị trí chức danh mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… Có các trường hợp chuyển sang công nhân viên quốc phòng cụ thể thì họ có được hưởng chế độ như công nhân viên quốc phòng không và Điều kiện để chuyển sang công nhân viên quốc phòng theo quy định của pháp luật đó là gì? đây là những câu hỏi thường gặp về vân đề này chính vì thế nên bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Điều kiện khi chuyển sang công nhân viên quốc phòng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin công ty tư vấn giúp: Câu hỏi 1 : Tôi là một kỹ sư đang làm việc trong một doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế – kết hợp an ninh quốc phòng đã hơn 10 năm. Như vậy tôi có đủ điều kiện chuyển Công nhân viên quốc phòng không ? Câu hỏi 2: Trong công ty cổ phần làm kinh tế ( mà doanh nghiệp tôi nắm giữ 51 % ), những người hợp đồng lao đông không nắm giữ phần vốn nhà nước thì có được chuyển sang Công nhân viên Quốc phòng và Quân nhân chuyên nghiệp ? ( Hai ý trên tôi đã gửi cho
Luật sư tư vấn:
Theo
Căn cứ khoản 2 Điều 2 giải thích: “Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.”
“Điều 28. Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng.
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn là nhân viên làm cho doanh nghiệp Quân đội thuộc Bộ Quốc Phòng là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc Phòng, muốn chuyển sang công nhân quốc phòng thì bạn có thể thôi việc theo nguyên vọng, thỏa thuận chấm dứt
2. Chế độ được hưởng khi chuyển sang công nhân viên quốc phòng
Căn cứ theo quy định tại điều 5. Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu Nghị định Số: 151/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu theo điểm a, b khoản 1 Điều 41 của Luật, được quy định như sau:
1. Công nhân và viên chức quốc phòng đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất quy định tại Điều 31 của Luật do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần tương tự như đối với quân nhân chuyên nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy thông qua quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đã đề ra các chính sách để các đối tượng được tuyển dụng, tuyển chọn sang công nhân vên quốc phòng được hưởng, theo đó có đề cập tới quyền lợi đó chính là về chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức quốc phòng khi đã đến độ tuổi nghỉ hưu, đó là quyền lợi mà họ được nhận sau khi nghỉ hưu theo quy định của
Ngoài ra còn được hưởng các quyền lợi về nghỉ hưu trước thời hạn theo quy định của pháp luật và sẽ được hưởng khoản tiền lương hưu theo quy định với từng ngạch cấp bậc. Như vậy thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu co thể được hưởng lương hưu ngay hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
2.2. Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội Nghị định Số: 151/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội theo khoản 3 Điều 39 của Luật, được quy định như sau:
1. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nếu không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội đang tại ngũ quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế, được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng được thực hiện như đối với thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Như vậy không những được hưởng các khoản trợ cấp và chế độ khi nghỉ hưu của công nhân viên chức quốc phòng mà họ còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, theo đó mức đóng và các trường hợp đóng, mức hưởng tùy vào từng trường hợp sẽ có quy định cụ thể để có thể điều chỉnh hợp lý nhất có thể. Có thể thấy Nhà nước ra đặt ra quy định này để đem lại quyền lợi và sự ưu tiên đối với những người đã cống hiến cho đất nước, cho tổ quốc và thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội cũng sẽ được hưởng những chế độ riêng theo quy định của pháp luật. Bcạnh đó, Công văn 2821/BHXH-CSYT hướng dẫn cụ thể vấn đề này như sau:
“1. Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về việc ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT, thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được cấp mã đối tượng và mã quyền lợi hưởng BHYT như sau:
– Mã đối tượng được ký hiệu là “TV”;
– Mã quyền lợi hưởng được ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở”.
Dựa trên quy định đưa ra và căn cứ tại khoản 2 điều 8 Nghị định Số: 151/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. chúng tôi làm rõ chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân quốc phòng theo quy định tại kgaonr 2 thì gồm có bố đẻ, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì thân nhân này tham gia BHYT theo nhóm do ngân sách nhà nước đóng với mức hưởng BHYT là 80%.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Điều kiện và chế độ khi chuyển sang công nhân viên quốc phòng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.