Có được ủy quyền cho người khác rút tiền hộ tại ngân hàng không? Thủ tục ủy quyền cho người thân giao dịch rút tiền mặt thay tại ngân hàng? Thủ tục để rút tiền tại Ngân hàng theo ủy quyền?
Trong cuộc sống hằng ngày, ủy quyền đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, rất ít người hiểu hết ý nghĩa cũng như những quy định cụ thể về ủy quyền vẫn còn hạn chế. Thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chủ thể không thể tự mình tham gia các giao dịch trong xã hội, dẫn đến việc phải thực hiện uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện các giao dịch đó. Vậy, uỷ quyền được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về uỷ quyền:
1.1. Uỷ quyền là gì?
Thực chất, uỷ quyền là việc một người giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa các cá nhân có quen biết với nhau và mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.
Hiện nay, việc uỷ quyền trở nên rất phổ biến. Ủy quyền còn là một căn cứ vô cùng quan trọng để làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời uỷ quyền cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
1.2. Các trường hợp sau không được ủy quyền:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp sau đây các cá nhân hay tổ chức sẽ không được thực hiện việc ủy quyền, bao gồm:
– Thứ nhất: Đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 không được thực hiện việc ủy quyền.
– Thứ hai: Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
– Thứ ba: Công chứng di chúc của mình được quy định cụ thể tại Điều 56
– Thứ tư: Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo
– Thứ năm: Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền được quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 87
– Thứ sáu: Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc được quy định cụ thể tại Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền.
Trên đây là sáu trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định không được thực hiện việc ủy quyền. Khi thực hiện uỷ quyền trong các trường hợp này thì việc uỷ quyền sẽ vô hiệu. Việc đưa ra các quy định như vậy cũng đã góp phần bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia uỷ quyền.
2. Một số quy định về giấy uỷ quyền:
2.1. Giấy uỷ quyền là gì?
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý quan trọng được pháp luật quy định cụ thể và trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có hai trường hợp sau đây xảy ra:
– Trường hợp thứ nhất: Ủy quyền đơn phương, tức là Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Chính bởi vì vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
– Trường hợp thứ hai: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Đối với trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là
2.2. Hình thức của giấy uỷ quyền:
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa quy định rõ ràng về hình thức của giấy ủy quyền nhưng để đảm bảo rõ ràng về mặt thủ tục, hạn chế rủi ro cho các bên trong giao dịch, thì mọi cá nhân, tổ chức khi thực hiện ủy quyền, nhận ủy quyền từ người khác lập văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Giấy ủy quyền cần đảm bảo rõ ràng các nội dung: các chủ thể trong giao dịch ủy quyền, phạm vi công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền, phí thực hiện ủy quyền, các quyền và nghĩa vụ của các bên theo đúng các quy định pháp luật.
Trên thực tế việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thủ tục để rút tiền tại Ngân hàng theo ủy quyền:
Người được uỷ quyền khi đến rút tiền tiết kiệm theo uỷ quyền phải có những giấy tờ sau:
– Thứ nhất: Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền.
– Thứ hai: Chứng minh thư của người được uỷ quyền.
– Thứ ba: Giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người ủy quyền cư trú.
Nội dung của giấy ủy quyền phải có đủ các yếu tố sau đây:
– Họ tên, chứng minh thư, địa chỉ của người uỷ quyền và người được uỷ quyền.
– Nội dung,phạm vi và thời gian uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền không ghi rõ thời gian thì chỉ có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền (theo bộ luật dân sự hiện hành).
– Chữ ký, mã hiệu (nếu có) của người uỷ quyền (đúng như đã đăng ký khi gửi) và chữ ký của người được uỷ quyền.
Ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán cho người được uỷ quyền trong các trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất: Chữ ký và mã hiệu (nếu có) của người uỷ quyền không đúng như đã đăng ký tại ngân hàng nơi giao dịch.
– Trường hợp thứ hai: Người được uỷ quyền không có chứng minh thư hoặc căn cước công dân hoặc không mang theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân.
– Trường hợp thứ ba: Sổ tiền gửi tiết kiệm đang trong thời gian theo dõi báo mất.
Thủ tục làm giấy ủy quyền:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47
“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.”
Theo quy định pháp luật thì thủ tục làm giấy ủy quyền được quy định như sau:
– Các giao dịch trong ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tiền hay các loại tài sản có giá trị, bởi vậy các giao dịch này đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt và thường được thực hiện trực tiếp bởi chủ thể sở hữu tài sản để tránh gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chủ sở hữu. Thực tế, hiện nay các ngân hàng đều ban hành mẫu văn bản ủy quyền riêng để hỗ trợ các khách hàng thực hiện giao dịch. Do đó, để làm giấy ủy quyền các chủ thể có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Đầu tiên, các chủ thể phải đến ngân hàng nơi mà mình đã mở tài khoản để yêu cầu ngân hàng tiến hành thủ tục làm giấy ủy quyền, sau đó Ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ thể đó một bộ hồ sơ để làm giấy ủy quyền.
– Tiếp theo chủ thể sẽ phải khai báo các thông tin liên quan đến tài khoản, chủ tài khoản, thông tin về người được ủy quyền theo mẫu và lấy dấu xác nhận của ngân hàng.
– Khi người được uỷ quyền thực hiện các giao dịch qua ngân hàng thì phải mang kèm theo giấy ủy quyền đã có dấu xác nhận của ngân hàng nêu trên.
– Trong trường hợp mà người có tài khoản tại ngân hàng bị bệnh nặng hoặc không thể tự mình đi ra ngân hàng rút tiền được thì người được ủy quyền có thể yêu cầu công chứng tại nhà vì thuộc trường hợp được công chứng ngoài trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng.
Như vậy, người đươc ủy quyền có thể liên hệ văn phòng công chứng để tiến hành làm văn bản ủy quyền theo ý muốn của người ủy quyền và công chứng văn bản, đồng thời mời người làm chứng đến chứng kiến việc thực hiện ủy quyền, trường hợp người ủy quyền không tự mình ký tên được thì có thể điểm chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật công chứng 2014. Sau khi đã được công chứng thì văn bản ủy quyền hoàn toàn có hiệu lực và các chủ thể cần thực hiện theo văn bản đó. Dựa vào văn bản ủy quyền mà người được uỷ quyền hoàn toàn có quyền rút tiền tại ngân hàng.