Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
BỘ Y TẾ – BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN KHÁM GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH VÀ NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, nội dung khám giám định y khoa (sau đây viết tắt là GĐYK), phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) do thương tật đối với người bị thương, thương binh, thương binh loại B và người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) theo quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây viết tắt là Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13) và Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám giám định lần đầu là khám giám định để xác định tình trạng tổn thương và tỷ lệ % TTCT do thương tật cho các đối tượng mà trước đó chưa khám giám định lần nào;
2. Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;
Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Hội đồng GĐYK cấp tỉnh);
3. Khám giám định phúc quyết lần cuối là khám giám định do Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối thực hiện. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này;
4. Tỷ lệ tổn thương cơ thể trong Thông tư này được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương tật.
Điều 3. Đối tượng khám giám định
1. Người bị thương khám giám định thương tật lần đầu là người bị thương đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP chưa được khám giám định thương tật lần nào.
2. Thương binh được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được khám giám định lại để xác định tỷ lệ % TTCT vĩnh viễn, sau đây gọi là đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời.
3. Thương binh đã được khám giám định thương tật mà lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ % TTCT, sau đây gọi là đối tượng khám giám định bổ sung vết thương.
4. Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng còn sót vết thương thì được khám giám định vết thương còn sót và tổng hợp tỷ lệ % TTCT, sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương còn sót. Việc xác định đối tượng có vết thương còn sót theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có vết thương tái phát theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì được khám giám định vết thương tái phát đó, sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B).
Điều 4. Thẩm quyền khám giám định y khoa
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài: 1900.6568