Phân biệt, so sánh phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành? Phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật hình sự?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì một người chỉ được coi là tội phạm khi có bản án của
Hiện nay, pháp luật hình sự thì có ba mức độ là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm đã hoàn thành. Trong phạm vi bài viết này của chúng tôi sẽ làm rõ việc phân biệt Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật hình sự năm 2017.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tội phạm chưa đạt:
Theo pháp luật hình sự nói chung và Bộ luật hình sự hiện hành nói riêng là những quy tắc xử sự chung cho xã hội thông qua nhà nước để ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cho nên việc phân loại tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng các quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mới nhất để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bởi vì mọi hành vi vi phạm pháp luật đều gây nguy hại cho xã hội do nó phá vỡ trật tự xã hội, trực tiếp hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hay phi vật chất cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý gây ra hoặc vô ý , xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Không phải những hành vi nào cũng bị xử lý hình sự hoặc những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác phù hợp hơn và nhẹ hơn nhằm giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm trong tương lai. Do đó, khái niệm tội phạm là một trong những cơ sở để xây dựng phần quy định những quy phạm phần riêng và là tiền đề tạo cơ sở để giúp cho việc xây dựng những khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội phạm cụ thể để có thể áp dụng bộ luật hình sự một cách chính xác, công bằng thông qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội
Theo quy định của
2. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành:
Tuy nhiên phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành sẽ có sự khác biệt như sau:
+ Đầu tiên đối với phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì vì có những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi phạm mà họ cho là cần thiết sẽ thực hiện để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra. Thông thường ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội mà chưa gây ra hậu quả để có thể đủ các yếu tố dấu hiệu cấu thành tội phạm làm căn cứ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai đối với phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi vi phạm mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, song vì những nguyên nhân khách quan nào đó mà hậu quả đó không xảy ra.
Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng trên thực tế hậu quả đó lại không xảy ra.
Khi người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành đã chấm dứt hành vi của minh mặc dù không bị ngăn cản, không bị ai ngăn cản.
Ngoài ra, để phân biệt hai loại phạm tội còn căn cứ vào nguyên nhân khách quan thì đối với phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì người ta cũng có thể chia phạm tội chưa đạt thành các loại như là phạm tội chưa đạt vô hiệu do người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện vô hiệu hoặc do các nguyên nhân khác quan khác do nhiều yếu tố có thể là do đối tượng tác động của tội phạm không có.
Còn khi căn cứ vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì về hành vi có thể người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi phạm tội cần thiết để gây ra những hậu quả
3. Thế nào là phạm tội đã hoàn thành và đã hoàn thành?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Phân biệt phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 15
Phạm tội chưa đạt được chia ra 02 loại: Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Phân biệt phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:
– Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, song vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra.
+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, tin là hậu quả sẽ xảy ra, nhưng hậu quả đó lại không xảy ra.
+ Người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là đã chấm dứt hành vi của mình, không bị ngăn cản.
– Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:
+ Phạm tôi chưa đạt chưa hoàn hành là việc người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra.
+ Ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội, chưa gây ra hậu quả.
Ví dụ:
– Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: A và B trong lúc uống rượu xô xát với nhau, B có đánh A vào mặt rồi bỏ về. A tức tối và quyết định gọi vài người đến để giết B, khi đến nhà B, A cùng đồng bọn dùng dao đâm vào B 2 nhát, sau khi bị đâm, B gục ngã, A và đồng bọn tưởng B đã chết nên bỏ về, sau khi A và đồng bọn bỏ về thì có người phát hiện và đưa B đi cấp cứu, do được cấp cứu kịp thời nên B vẫn còn sống.
– Đối với tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì về hành vi khách quan đòi hỏi phải có hành vi tước đoạt sinh mạng của sinh mạng của người khác của người khác một cách trái pháp luật và hậu quả phải có người chết từ hành vi đó. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi tước đoạt sinh mạng một cách trái pháp luật như là đầu độc vào ly nước nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ, đâm, chém dẫn dến chết người nhưng hậu quả chưa xảy ra thì được xem là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
– Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Cũng trong tình huống của A và B như trên, khi A cùng đồng bọn đâm vào tay B nhát thứ nhất, do B kêu cứu, nên có người phát giác và hô hoán những người xung quanh vào giữ tay, chân A và đồng bọn, nên A và đồng bọn không thể thực hiện được hành vi, còn B vì được đi cấp cứu nên giữ được tính mạng.
– Đối với tội hiếp dâm theo quy định điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì các dấu hiệu cấu thành tội phạm về mặt khách quan được miêu tả là Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, Trong trường hợp này, nếu người phạm tội chỉ mới dùng một trong những hành vi như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, nhưng người phạm tội chưa giao cấu được với nạn nhân thì được xem là phạm tội chưa đạt chưa chưa hoàn thành.
Do đó, sự khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội nên dẫn đến sự khác nhau về đường lối xử lý, thẩm quyền giải quyết và hậu quá pháp lý, xử lý đúng người đúng tội, góp phần cho đất nước ngày càng phát triển, xã hội dân chủ văn minh, vì một đất nước phát triển không có tội phạm, cuộc sống ấm no, để tiến đến một xã hội chủ nghĩa để hội nhập với quốc tế, làm cho đất nước ngày càng ngày mạnh và phát triển hơn nữa, mọi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh