Đơn vị quản lý giáo dục người nghiện có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không? Đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế.
Đơn vị quản lý giáo dục người nghiện có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không? Đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công ty luật Dương GIa Đơn vị tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, chịu trách nhiệm quản lý giáo dục người nghiện. Năm 2014 đơn vị tôi có liện kết với công ty khác để gia công hạt điều (gia công này là giao cho người cai nghiện làm). Cơn quan thuế yêu cầu chúng tôi phải kê khai, nộp thếu GTGT, thực hiện nghĩa vụ thuế. Vậy cho hỏi đơn vị sự nghiệp chúng tôi có thuốc đối tượng miễn giảm thuế không? Và dơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp, vậy có đăng ký xin cấp phép kinh doanh được không? Đơn vị đạ được cấp MST 10 số từ năm 2010. Nhờ công ty tư vấn giúp. Cảm ơn rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập:
“Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công)”
Bạn là đơn vị sự nghiệp có thu chịu trách nhiệm quản lý giáo dục người nghiện nên có thể hiểu là đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu từ sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Theo Luật thuế giá trị gia tăng 2008 quy định như sau:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế.
Hàng hóa, dịch vụ sử đụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 4. Người nộp thuế.
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế.
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm.
… "
Theo quy định thì đối tượng chịu thuế là tất cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập cũng là một trong các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật thuế giá trị gia tăng do đã phát sinh hoạt động kinh doanh (liên kết với Công ty gia công hạt điều) và không thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 nêu trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
… "
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không thành lập doanh nghiệp, do vậy không thuộc các trường hợp doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh.