Thương binh đều là đối tượng có công với cách mạng, đều được nhận các chế độ ưu đãi theo quy định pháp luật. Họ nhận được các trợ cấp khi còn sống để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt. Khi mất, thân nhân của họ, người mai táng cũng được nhận các ưu đãi cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:
Thương binh là chủ thể trong nhóm đối tượng người có công với cách mạng. Theo đó, họ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước, của pháp luật. Các đối tượng này được quy định ở Điều 3 của Pháp lệnh như sau:
“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”
Thương binh và thân nhân của thương binh là các nhóm đối tượng được nhận chế độ ưu đãi. Trên thực tế, căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà các chế độ ưu đãi cho thương binh là khác nhau. Hiểu nôm na, tỷ lệ này càng cao tức là các ưu đãi, quyền lợi được tiếp cận càng lớn.
Nhân thân của thương binh được nhận các ưu đãi sau khi thương binh mất. Do đó cần xác định các đối tượng đủ điều kiện xác định là thân nhân của thương binh theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể các hạng thương binh theo tỷ lệ tổn thương cơ thể. Nhưng giá trị này vẫn là căn cứ để xác định các ưu đãi, quyền lợi thực tế cho thương binh khi sống và cả khi mất.
2. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi:
Bên cạnh rất nhiều các quy định khác xác định chế độ ưu đãi cho thương binh, chúng tôi chỉ tìm hiểu quy định trong trường hợp thương binh mất. Các nội dung khác bạn đọc có thể tham khảo thêm trong nội dung Pháp lệnh.
Theo đó, các nguyên tắc thực hiện quy định theo khoản 4, 5, 6 của Điều 6 như sau:
Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
2.1. Chủ thể thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng:
Hoạt động mai táng được diễn ra sau khi thương binh mất. Do đó, cần thực hiện mai táng cho họ. Quá trình và công việc thực hiện này cần một chi phí nhất đinh. Cho nên:
+ Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Các chi phí mai táng được giải quyết theo thủ tục hưởng BHXH.
+ Trường hợp thương binh thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
+ Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
Các quy định này đảm bảo xác định được cách thức tính chi phí mai táng. Nhờ đó mà thương binh được tiến hành các nghi thức mai táng tiêu chuẩn. Nhà nước quan tâm, thực hiện hỗ trợ các chi phí cần thiết.
2.2. Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Như vậy, phải xác định các điều kiện của nhân thân, các điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Nếu đủ điều kiện, nhân thân sẽ được nhận các khoản tiền ổn định theo từng tháng do nhà nước trả.
Nội dung cụ thể như sau:
– Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên:
Được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
Mỗi suất trợ cấp tuất hàng tháng được xác định theo giá trị tiêu chuẩn. Như vậy, nếu là thân nhân của nhiều người có công với cách mạng, họ không được hưởng tương ứng số suất trợ cấp tuất hàng tháng. Theo quy định, họ chỉ nhận được tối đa là hai suất trong tháng.
– Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên:
Được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
– Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng:
Thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
– Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên:
Thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
– Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên:
Nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Tức là việc hỗ trợ, đảm bảo các quyền lợi học tập phải gắn với trách nhiệm, hiệu quả học tập của cá nhân đó.
2.3. Hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng (nếu đủ điều kiện):
Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng. Nuôi dưỡng được xác định với các đối tượng còn được hưởng chế độ nuôi dưỡng. Cư bản nhất là con của thương binh chưa đủ 18 tuổi.
Các quy định đều giúp xác định các quyền lợi thực tế thân nhân sẽ được hưởng. Từ đó có cách giải quyết quyền lợi, chế độ thống nhất cho họ.
3. Trợ cấp tuất thân nhân của thương binh sẽ được hưởng:
Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh được quy định trong nội dung của Điều 23. Qua đó xác định cụ thể, giúp người đọc biết được căn cứ xác định đối tượng nào là thương binh.
Ngoài ra, các chế độ ưu đãi dành cho thân nhân được quy định cụ thể khi thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết như sau:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của
Như vậy:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, tức là các mức độ ảnh hưởng sức khỏe lớn. Khi các thương binh chết, người thân sẽ được nhận chế độ trợ cấp tuất. Các chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng được xác định cho nhóm đối tượng có đủ điều kiện.
Các giá trị trợ cấp thực tế được tính toán và xác định theo quy định của pháp luật.
Trong đó, trợ cấp nuôi dưỡng được hiểu là trợ cấp được sử dụng trong mục đích chi tiêu, tiêu dùng cơ bản của thân nhân. Người được hưởng trợ cấp này không hoặc chưa có khả năng lao động. Do đó họ phải được nuôi dưỡng, phải có các khoản chi tiêu cố định hàng tháng để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Căn cứ pháp lý: