Tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân là gì? Tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân Tiếng Anh là gì? Quy định về tổ chức lao động của phạm nhân? Quy định về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân?
Hiện nay, việc lao động của phạm nhân trong trại giam được thực hiện theo quy định của luật Thi hành án hình sự 2019 và đặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Việc tổ chức lao động trong trại giam có ý nghĩa trong việc định hướng công việc cho phạm nhân để sau khi kết thúc thời gian chấp hành bản án phạm nhân có thể trở về cộng đồng tìm kiếm một công việc, sống và làm việc chân chính bằng chính sức lao động của mình. Chế độ tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân sẽ được Luật Dương Gia cung cấp đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật thi hành án hình sự 2019
– Nghị định 133/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi hành án hình sự
1. Tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân là gì?
Phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tổ chức lao động cho phạm nhân là hoạt động lê kế hoạch, phương án triển khai thực hiện lao động cho phạm nhân được triển khai bởi trai giam nơi quan lý phạm nhân. Thành quả sức lao động của phạm nhân sẽ được sử dụng vào các mục đích như: Bổ sung mức ăn cho phạm nhân, lập quỹ tái hòa nhập cộng đồng…Hoạt động tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân được điều chỉnh bởi Luật thi hành án hình sự 2019 và hướng dẫn chi tiết bởi chính phủ theo Nghị định 133/2020/NĐ-CP.
2. Tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân Tiếng Anh là gì?
Tổ chức lao động cho phạm nhân Tiếng Anh là: “Labor organization for prisoner”
Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân Tiếng Anh là: “Using the results of the inmate ‘s prisoner”
3. Quy định về tổ chức lao động của phạm nhân
3.1 Cơ sở pháp lý
Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam.
Quy định về tổ chức lao động của phạm nhân được quy định tại Điều 33 Luật thi hành án hình sự 2019 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 16 Nghị định 133/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi hành án hình sự
3.2 Thời giờ làm việc
Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động học nghề, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp
Như vậy, phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt khi tham gia lao động cải tạo được đảm bảo về thời giờ làm việc theo quy định của thời giờ làm việc của một lao động bình thường. Phạm nhân sẽ lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết.
3.3 Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của phạm nhân trong trại giam sẽ được thực hiện như sau:
– Trại giam sẽ không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là nữ, phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần);
– Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp là phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật, phạm nhân bị bệnh, phạm nhân đang điều trị tại bệnh xá hoặc bệnh viện, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và được y tế của trại giam xác nhận.
Pháp luật luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Với trường hợp phạm nhân là người cao tuổi, người dưới 18 tuổi hoặc phạm nhân là nữ, phạm nhân nữ có thai được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe sẽ được bố trí những công việc phù hợp với sức lao động của những đối tượng này. Việc tổ chức lao động cho phạm nhân không phải là một hình phạt mục đích của việc tổ chức lao động cho phạm nhân trong trại giam là định hướng nghề nghiệp cho phạm nhân sau thời gian chấp hành án phạt, giúp phạm nhân nhận ra giá trị của việc lao động chân chính, giác ngộ nhận thức của phạm nhân;
3.4 Tổ chức, quản lý khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân
– Giám thị trại giam căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam và nhu cầu, khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân lập tờ trình, kế hoạch, dự án về hợp tác lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo quy định để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt, thành lập trước khi tổ chức cho phạm nhân lao động, học nghề;
– Khu lao động, dạy nghề do tổ chức, cá nhân hợp tác, đầu tư bảo đảm các điều kiện phục vụ quản lý, tổ chức lao động, dạy nghề, sinh hoạt, giám sát an ninh, an toàn giam giữ phạm nhân và phải tuân thủ hướng dẫn quy định.
– Tổ chức, cá nhân hợp tác có trách nhiệm hướng dẫn, dạy nghề, truyền nghề, bố trí ngành nghề lao động, đảm bảo các điều kiện lao động, an toàn lao động cho phạm nhân tham gia lao động, học nghề theo quy định của pháp luật
– Phạm nhân tham gia lao động, học nghề tại Khu lao động, dạy nghề do tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam tổ chức phải có đơn tự nguyện được tham gia lao động, học nghề, được lựa chọn theo tiêu chuẩn, phân loại phạm nhân. Trại giam trực tiếp giám sát, quản lý và tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo quy định của pháp luật, có chế độ lao động, trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ theo quy định
– Trại giam trực tiếp quản lý, tổ chức, bố trí phạm nhân tham gia lao động, học nghề tại khu lao động, dạy nghề do tổ chức, cá nhân hợp tác theo quy định của pháp luật, bảo đảm các chế độ lao động, sinh hoạt, quyền lợi của phạm nhân, tổ chức quản lý, trích lập sử dụng kinh phí thu từ kết quả lao động phạm nhân tại Khu lao động, dạy nghề theo quy định
Hoạt động định hướng nghề và tổ chức dạy nghề cho phạm nhân thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của nhà nước. Phạm nhân phạm tội nếu có sự ăn năn, hối cải, có nhạn thức về hành vi tội lỗi của mình luôn được Nhà nước tạo điều kiện trở về làm một công dân lương thiện. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giúp cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng là dạy nghề cho họ. Bởi thực tế cho thấy, một phần lớn tội phạm của nước ta đều xuất phát từ những cá nhân không có công ăn việc làm rồi sa vào tệ nạn xã hội: Trộm cắp, buôn lậu,…
3.5 Thực hiện kế hoạch tổ chức lao động, học nghề hằng năm
– Giám thị trại giam căn cứ theo điều kiện cụ thể của trại giam, lập kế hoạch tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kế hoạch tổ chức lao động hằng năm cho phạm nhân phải có các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
+ Dự kiến chi phí cho lao động, học nghề; trích khấu hao tài sản cố định;
+ Dự kiến kết quả thu được từ lao động, học nghề của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân;
+ Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
– Hạch toán thu chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân
– Lập báo cáo kết quả thu, chi và phê duyệt báo cáo kết quả thu, chi từ các hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân
Việc tổ chức lao động cho phạm nhân phải được lên kế hoạch chi tiết bao gồm các chi phí dự kiến và dự kiến kết quả thu được nhằm đảm bảo được thực hiện một cách tố nhất.
4. Quy định về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
Theo quy định tại Điều 34 Luật thi hành án hình sự 2019, kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ đi các chi phí hợp lý sẽ được sử dụng với các mục đích sau:
– Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
– Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
– Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
– Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
– Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
Như đã trình bày ở trên, việc tổ chức lao động cho phạm nhân nhằm mục đích giúp phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt có thể dễ dàng trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Nhà nước không thu về Ngân sách nguồn thu từ kết quả lao động của phạm nhân. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ đi chi phí hợp lý sẽ được sử dụng để bổ sung mức ăn cho phạm nhân, lập quỹ tái cộng đồng để hỗ trợ cho phạm nhân…
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về chế độ tổ chức và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân. Để được tư vấn rõ hơn hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!