Sống thực vật có được quyền khởi kiện hay không? Liệt nửa người khi khởi kiện vẫn điềm chỉ, tòa án thụ lý đơn có đúng không?
Sống thực vật có được quyền khởi kiện hay không? Liệt nửa người khi khởi kiện vẫn điềm chỉ, tòa án thụ lý đơn có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn cho em. Bà Trần Thị Hơn sinh năm 1933. Được con bà cho biết bằng văn bản vào tháng 8 năm 2013 là bà bị tai biến Liệt nữa người nên dẫn đến đời sống thực vật, nằm 1 chổ. Nhưng đến tháng 9-2013 thì có đơn xin khởi kiện mang tên bà Trần Thị Hơn, có điểm chỉ trong đơn. Và đã chết vào tháng 1 năm 2014. Như vậy mong luật sư cho em hỏi đơn khởi kiện đó có được chấp nhận hay không đối với người đời sống thực vật như vậy. Và vì sao toà án đã nhận đơn mà trong thời gian bà gởi đơn đến ngày mất không có một lời khai nào của bà mà vẫn chấp nhận đơn đó. Kính mong luật sư trả lời giúp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì thời điểm Tòa án nhận đơn là năm 2013. Thời điểm này đang được áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (hết hiệu lực 01/07/2016).
– Tại Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự như sau:
+ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
+ Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
+ Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
+ Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo
– Tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
+ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định;
+ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, trong trường hợp của bạn. Người đưa đơn khởi kiện bị liệt nửa người, sống thực vật thì không đồng nghĩa với việc người này bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Một người mất năng lực hành vi dân sự phải đượcToà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
– Tại Điều 189, 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
+ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp: Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó; Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
+ Tòa án ra quyết định đình chỉ trong trường hợp: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp người đưa đơn khởi kiện mất, thì người thừa kế có quyền tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đã mất.
>>> Luật sư tư vấn năng lực của cá nhân khi khởi kiện: 1900.6568
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, dựa trên tình tiết bạn cung cấp thì không thể khẳng định được việc Tòa án thụ lý đơn của người khởi kiện là sai. Bởi, phải có căn cứ để giải quyết và người khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện thì Tòa án mới thụ lý đơn.