Gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm có ảnh hưởng gì đến vấn đề hưởng bảo hiểm không? Quy định về thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc.
Gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm có ảnh hưởng gì đến vấn đề hưởng bảo hiểm không? Quy định về thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã nghỉ việc ở công ty cũ và mới làm việc tại một công ty mới, en bị gián đoạn một tháng không nộp bảo hiểm, em muốn hỏi việc gián đoạn này có ảnh hưởng gì về việc hưởng bảo hiểm sau này không? Và em có thể tự đóng tiền bảo hiểm của tháng đó để không bị gián đoạn không? Nếu có thì em phải đóng ở đâu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
"5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."
Như vậy, trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bạn không liên tục thì khi hưởng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, việc bạn đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn thì không ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xã hội sau này.
>>> Luật sư tư vấn hệ quả việc đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn: 1900.6568
– Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chứccông đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này."
– Căn cứ Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoánthì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này."
Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên, trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp của bạn là do người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn bị gián đoạn do thay đổi nơi làm việc thì bạn không tự đóng bù vào khoảng thời gian bị gián đoạn được vì thời gian này bạn không tham gia lao động.