Nhân viên y tế tại mầm non có phải làm tạp vụ? Những quy định về công việc của nhân viên y tế?
Nhân viên y tế tại mầm non có phải làm tạp vụ? Những quy định về công việc của nhân viên y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em tên là Huyền. Hiện là nhân viên y tế tại trương mầm non, luật sư cho em hỏi, ngoài công viêc y tế chuyên môn, hiệu trưởng còn phân công em kiêm nhiệm thêm việc như quét dọn sân trường, dọn nhà vệ sinh… làm hết các công việc tạp vụ vì bây giờ trường học không có tạp vụ, Nhưng em không được hưởng bất kì phụ cấp nào, cho em hỏi em có phải làm những việc kiêm nhiệm như thế không?. Em rất mong được luật sư hồi âm.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước hết, do bạn không nói cụ thể bạn được tuyển dụng vào vị trí nhân viên y tế là viên chức làm việc tại các cơ sở trường mầm non công lập hay là người lao động kí kết
+Thứ nhất, bạn là viên chức
Theo quy định tại Điều 2, Luật Viên chức 2010 đã định nghĩa viên chức như sau:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, bạn là người được tuyển dụng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập ( trường mầm non công lập). Được hưởng lương của đơn vị này.
Theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã ghi nhận về việc phân công nhiệm vụ cho viên chức như sau:
“1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.
2. Việc phân công nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm”.
Bạn là viên chức ngành y tế thực hiện công việc tại đơn vị sự nghiệp là trường học, không thể bắt buộc bạn thực hiện công việc của lao công trong trường học. Việc phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non đối với bạn là không đúng. Bạn có thể làm đơn khiếu nại để đảm bảo có thể thực hiện đúng chức năng của mình.
+ Trường hợp bạn là người lao động kí kết hợp đồng lao động thì trường hợp của bạn sẽ áp dụng những quy định của Luật lao động 2012 để giải quyết. Cụ thể, khi là một người lao động, bạn sẽ phải kí kết hợp đồng lao động vởi chủ sử dụng lao động. Việc có phải làm hay không những công việc của lao công trong trường trường cũng cần căn cứ vào những thỏa thuận giữa bạn và chủ sử dụng lao động là trường mầm non. Nếu trong trường hợp có ghi nhận, hoặc hai bên đã thỏa thuận thêm vấn đề có bổ sung việc dọn dẹp trường học cho bạn thì sẽ thực hiện theo đúng những điều khoản trong hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn công việc của nhân viên y tế trường học: 1900.6568
Tuy nhiên, trong trường hợp mà người sử dụng lao động phân công công việc không đúng trong hợp đồng lao động. Về bản chất thì những phân công này không vi phạm pháp luật. Song, nó không nằm trong những điều khoản của hợp đồng nên bạn có thể không thực hiện. Ngoài ra, việc phân công người lao động làm việc không đúng với hợp đồng lao động là một căn cứ cho bạn để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 37, “Bộ luật lao động 2019” về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
“1. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động xác định thời hạn , hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.
Như vậy, tùy thuộc vị trí của bạn sẽ có những quy định pháp luật riêng để có thể hướng dẫn và giải quyết vấn đề của bạn.