Khi công ty hay doanh nghiệp nào đó muốn tuyển dụng nhân dự thì cần phải thành lập một hội đồng tuyển dụng nhân sự để kiểm tra chất lượng nhân viên đầu vào xem có đạt chuẩn theo yêu cầu tuyển dụng của công ty hoặc doanh nghiệp. Vậy mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự là gì?
Mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự là mẫu văn bản quyết định của ban giám đốc công ty, doanh nghiệp về việc quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự cho công ty, doanh nghiệp. Mẫu quyết định lấy quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty, doanh nghiệp làm căn cứ, mẫu còn ghi rõ thông tin của các thành viên trong hội đồng tuyển dụng, nhiệm vụ của từng thành viên…
Mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự được công ty, doanh nghiệp lập ra để quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự để hội đồng tuyển dụng tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự của công ty, doanh nghiệp.
2. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự mới nhất hiện nay:
CƠ QUAN …
CÔNG TY CỔ PHẦN …
Số: …/QĐ- …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
…, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng …..
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN …
– Căn cứ quyết định số …v/v bổ nhiệm giám đốc điều hành, ngày ….;
– Căn cứ bản chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc điều hành số….
– Căn cứ quy trình tuyển dụng của công ty.
– Xét đề nghị của Trưởng phòng HCNS;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Thành lập Hội đồng tuyển dụng ….., để …gồm các thành viên có tên sau đây:
1. …nhiệm vụ …
2……nhiệm vụ …
Điều 2.Các ủy viên không thường trực của Hội đồng gồm: Trưởng, Phó các Phòng, Ban và một số chuyên gia được mời (có thư mời và danh sách kèm theo quyết định này).
Điều 3. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng theo đúng các thủ tục và qui định của công ty.
Điều 4.Trưởng phòng HCNS, trưởng các đơn vị liên quan và các ông, bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
– Như điều 4;
– Lưu: TC-HC.
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự:
-Ghi rõ tên cơ quan chủ quản và công ty thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự;
-Ghi cụ thể nội dung quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự.
3. Một số vấn đề khi hội đồng tuyển dụng nhân sự:
3.1. Tổ chức tuyển dụng:
Trong quá trình sơ tuyển thì Cán bộ Nhân sự có trách nhiệm sơ tuyển hồ sơ dựa trên năng lực yêu cầu trong quảng cáo tuyển dụng. Trước tiên, thực hiện phân loại các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và các hồ sơ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và sau đó làm việc cẩn thận hơn đối với hồ sơ đáp ứng yêu cầu.
Sau khi sơ tuyển hồ sơ, Cán bộ Nhân sự sẽ gửi các hồ sơ đáp ứng yêu cầu cho Cán bộ quản lý tuyển dụng để xem xét kỹ hơn. Thông thường, một đợt tuyển dụng sẽ gồm hai vòng thi, làm bài kiểm tra và phỏng vấn. Các bài kiểm tra này được thực hiện như thiết kế. Các ứng cử viên được cho điểm dựa trên thể hiện của họ trong bài kiểm tra và dưới sự thống nhất về khung điểm của hội đồng. Hội đồng tuyển dụng nên ghi lại biểu hiện/ ứng xử của ứng cử viên để giải thích việc đánh giá cho điểm của mình.
Hội đồng tuyển dụng thảo luận để chọn ra các ứng cử viên thích hợp nhất cho vị trí cần tuyển. Thông thường, sẽ có hơn một ứng cử viên được chọn cho vị trí “có thể tuyển dụng”. Tuy nhiên, các ứng cử viên đó chỉ nên được chọn là “có thể tuyển dụng” chỉ khi họ thật sự làm tốt bài kiểm tra. Khi đã hoàn tất vòng một của bài kiểm tra năng lực. Các ứng viên hoàn tất tốt bài kiểm tra năng lực sẽ được mời tham dự buổi phỏng vấn để đảm bảo chọn được những ứng cử viên thích hợp nhất.
Sau khi chọn được ứng viên thích hợp, ứng viên này sẽ được mời phỏng vấn cuối cùng chủ yếu thoả thuận và quyết định mức lương, thời gian bắt đầu công việc . Tuy nhiên, nếu bài kiểm tra không thể bao quát hết hoặc hội đồng tuyển dụng chưa hoàn toàn tin tưởng về đánh giá của họ, thì buổi phỏng vấn sẽ là cơ hội để kiểm tra tất cả.
3.2. Thiết kế các bài kiểm tra tuyển dụng:
Các bài kiểm tra tuyển dụng phải được thiết kế sao cho các ứng cử viên có cơ hội thể hiện “các năng lực và khả năng” mà công việc yêu cầu. Các khả năng hay năng lực ở đây chính là năng lực chuyên môn và khả năng chung yêu cầu ở người ứng viên. Để thiết kế các bài kiểm tra tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng cần thực hiện các bước sau:
– Xác định rõ những biểu lộ hành vi của các năng lực chuyên môn và khả năng chung.
– Xây dựng một tình huống để ứng viên phải thể hiện/bày tỏ thái độ hay cách ứng xử mong đợi. Thông thường, năng lực chung của các ứng viên sẽ được kiểm tra thông qua các tình huống có tính chất đưa ra các quyết định hay giải quyết một vấn đề. Sẽ rất thú vị khi xây dựng một tình huống cho bài kiểm tra dựa trên một sự việc có thật, khó khăn và chưa được giải quyết của Tổ chức.
– Xây dựng hình thức kiểm tra chẳng hạn, dưới đây sẽ là một tình huống nghiên cứu và hình thức kiểm tra có thể áp dụng để kiểm tra một vài khả năng như làm việc theo nhóm, định hướng kết quả, khả năng phân tích, tính linh hoạt, nhạy bén, sáng kiến và những năng lực khác.
Nghiên cứu tình huống: ‘Tổ chức cấp kinh phí xây dựng năng lực cho nhóm của bạn với mục đích tạo điều kiện và cơ hội để các cá nhân và cả nhóm của bạn có thể nâng cao tính hiệu quả trong quản lý chương trình. Mỗi nhân viên sẽ có $500/1năm. Ngân sách này phải được cấp công bằng cho sự phát triển của tất các cá nhân trong nhóm. Ngân sách này đã có từ năm ngoái, tuy nhiên cho đến nay phần lớn ngân sách vẫn chưa được sử dụng. Một mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành nhiên trong nhóm bởi vì không ai đồng ý nhường kinh phí được cấp của mình cho người khác.
Hình thức kiểm tra: Từ 5-10 ứng cử viên đã được chọn lọc (cho vị trí cán bộ chương trình) sẽ được mời cùng ngồi với nhau trong một phòng để thảo luận về trường hợp ở trên. Thông thường, trong 5-10 phút đầu, các ứng cử viên sẽ chú ý đến hội đồng tuyển dụng, những người đang ngồi quanh và quan sát họ một cách cẩn thận, và như vậy các ứng cử viên có thể sẽ chưa làm việc hết mình. Tuy nhiên, chỉ một lát sau, tất cả họ sẽ thật sự tham gia vào cuộc thảo luận và sẽ bày tỏ quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình một cách rõ ràng.
Bài kiểm tra về năng lực chuyên môn cũng được thiết kế tương tự như thế, và tập trung vào biểu lộ hành vi. Chẳng hạn, các ứng cử viên cho một vị trí “Kế toán” phải thực hiện bài kiểm tra về “Kỹ năng kế toán” và “Giải quyết các vấn đề liên quan đến kế toán”. Các ứng cử viên cho vị trí “Quản lý chương trình” phải làm các bài kiểm tra về “Lập kế hoạch cho chương trình, giám sát và báo cáo” và “Giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình”.
3.3. Yêu cầu về hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng phải sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức kiểm tra. Ví dụ như, với mục đích kiểm tra khả năng giám sát và giám báo, các ứng cử viên cho vị trí “Chương trình” nên được mời đến hiện trường dự án để thực hiện một buổi giám sát và sau đó làm báo cáo.
Trong một trường hợp khác, họ có thể được yêu cầu dẫn dắt một cuộc họp về nội dung giám sát với các thành viên trong chương trình và sau đó viết báo cáo giám sát. Họ cũng có thể được yêu cầu xem xét lại một bài báo cáo giám sát để đưa ra các điểm hạn chế trong hệ thống giám sát, khả năng của người viết báo cáo và đề nghị những điểm cần được khắc phục hay phải được phát huy.
Ngoài ra Hội đồng tuyển dụng cần lưu ý rằng, phỏng vấn dưới hình thức nói sẽ rất hạn chế việc kiểm tra khả năng thật sự trong việc lập các bước thực hiện công việc.
Một vài ứng cử viên có thể nói rất hay bởi vì họ có kiến thức, nhưng có thể họ không có kỹ năng để lập các bước thực hiện công hiện. Vì vậy, các bài kiểm tra về khả năng chung nên dựa trên hình thức kiểm tra cách giải quyết hay kỹ năng bởi vì chúng ta cần những người có khả năng lập được các bước thực hiện công việc. Lập kế hoạch cho điểm. Để có thể cho điểm các ứng cử viên, hội đồng tuyển dụng phải biết họ đang tìm kiếm những yêu cầu gì ở các ứng cử viên. Điểm được quyết định khi bạn biết các yêu cầu bạn đang tìm.
Chẳng hạn, khi sử dụng nghiên cứu tình huống và hình thức kiểm tra nêu trên như làm việc theo nhóm, những yếu tố thôi thúc để đạt được sự thành công, kỹ năng phân tích vấn đề, tính linh hoạt/nhạy bén, sáng kiến bạn có thể quan sát và cho điểm các ứng cử viên trong khi họ thảo luận tình huống đó. Đặc biệt, năng lực “làm việc theo nhóm” có thể quan sát thông qua cách các ứng cử viên giao tiếp với nhau. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra được ai là người biết lắng nghe, ai biết tôn trọng ý kiến của người khác, ai ủng hộ ý kiến người khác, ai chi phối/có ảnh hưởng đến người khác, ai ích kỷ, ai không quan tâm đến vấn đề, ai không thúc đẩy, hoặc ai có khả năng mâu thuẫn với những người khác.
Như vậy, Hội đồng tuyển dụng là những người quyết định số điểm tối đa cho từng phần kiểm tra năng lực. Hội đồng cũng có thể nhất trí về số điểm dựa trên mức độ thể hiện của ứng cử viên. Chẳng hạn, nếu điểm tối đa của phần năng lực là 20 điểm, thì ứng cử viên có thể đạt được 20, hoặc 16, 10, 6 dựa trên cách ứng xử và biểu hiện của mỗi ứng viên.