Không có nhà thầu nào tham dự có được hủy thầu không? Các trường hợp hủy thầu? Đấu thầu qua mạng không có nhà thầu tham gia?
Hủy thầu có thể hiểu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu dùng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác khi tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định của pháp luật. Hủy thầu là việc không mong muốn đối với cả bên mời thầu cũng như nhà thầu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp buộc người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu phải hủy thầu. Vậy trong trường hợp không có nhà thầu nào tham dự thì có được hủy thầu không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 25/2020/NĐ-CP
1. Không có nhà thầu nào tham dự có được hủy thầu không?
Theo quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 117
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 80 Nghị định 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (có hiệu lực ngày 20/04/2020) thì: trong trường hợp tại thời điểm đóng thầu, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải báo cáo với người có thẩm quyền để tiến hành xem xét, giải quyết. Có thể gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa lên 30 ngày hoặc quyết định hủy thầu đồng thời yêu cầu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư hoặc xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư do dự án không hấp dẫn nhà đầu tư.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi không có nhà thầu nào tham dự thì bên mời thầu có thể báo cáo với người có thẩm quyền để tiến hành hủy thầu.
2. Các trường hợp hủy thầu
Các trường hợp hủy thầu được quy định tại Điều 17
– Trường hợp 1: Hủy thầu do “Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.
Đây là trường hợp hủy thầu phổ biến hay gặp trong thực tiễn. Nguyên nhân dẫn đeens việc hủy thầu trong trường hợp này có thể một phần do nguyên nhân khách quan như không có nhà thầu nào tham dự hoặc các nhà thầu tham dự nhưng vì lý do nào đó không đáp ứng. Ngoài ra, nguyên nhân hủy thầu trong trường hợp này cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của phía bên mời thầu khi đã đưa ra các yêu cầu khó, hiếm khiến các nhà thầu tham dự không đáp ứng nổi.
– Trường hợp 2: Hủy thầu do “Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”
Đây là trường hợp hủy thầu ít gặp trên thực tế nhưng không phải là không có, trường hợp hủy thầu này là trường hợp bất khả kháng mà bên mời thầu không lường trước. Các nhà thầu không được đền bù các chi phí đã bỏ ra để tham dự trong trường hợp hủy thầu do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trên thực tiễn thì ít bên mời thầu hay chủ đầu tư nào có thể tùy tiện sử dụng được lý do này để hủy thầu vì nếu thay đổi mục tiêu, phạm vi thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều thủ tục phải thực hiện thay đổi, thậm chí có thể cả dự án đầu tư đã được duyệt.
– Trường hợp 3: Hủy thầu do “Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án”
Trong trường hợp hủy thầu này, trách nhiệm thuộc về đơn vị phát hành hồ sơ mời thầu, đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu, đối với trường hợp phải hủy thầu do hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án thì các bên có liên quan phải đền bù các thiệt hại (nếu có) khi nhà thầu yêu cầu với điều kiện bên nhà thầu chứng minh được các thiệt hại đó.
– Trường hợp 4: Hủy thầu do “Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”
Đây là trường hợp hủy thầu khá phức tạp bởi vì trong trường hợp này đòi hỏi phải “có bằng chứng” thì mới có thể tiến hành hủy thầu. Trên thực tế, có nhiều sự việc chúng ta thấy rõ có “dấu hiệu” thông thầu hoặc gian lận nhưng giữa có dấu hiệu và có bằng chứng nó còn cách xa nhau. Chính vì vậy, việc có bằng chứng thông thường chỉ khi cơ quan điều tra vào cuộc thì mới có thể xác định được những bằng chứng rõ ràng do trong cuộc đấu thầu các bên bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như bảo mật, hạn chế quyền tiếp cận thông tin… Tuy nhiên, trong không ít cuộc đấu thầu diên ra trên thực tế, chiêu thức thông thầu hay gian lận của nhà thầu cũng dễ dàng bị bên mời thầu phát hiện, bóc mẽ qua một vài thao tác làm rõ và truy đến cùng các tài liệu mà bên nhà thầu đã kê khai.
Như vậy, có thể thấy rằng mỗi trường hợp được phép hủy thầu đều có liên quan đến chủ thể thực hiện trong một hoàn cảnh cụ thể. Và để có thể tiến hành hủy thầu một gói thầu mà đã và đang diễn ra là không đơn giản, chính vì vậy ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu cần cẩn trọng đối với các yêu cầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu và các nhà thầu cũng cần nên thượng tôn pháp luật để không rơi vào trường hợp có thể bị xử lý vi phạm dẫn đến cấm tham gia vào hoạt động đấu thầu.
3. Đấu thầu qua mạng không có nhà thầu tham gia
Đấu thầu qua mạng là việc đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng. Việc đấu thầu qua mạng chỉ được thực hiện đối với các gói thầu Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu ≤ 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu ≤ 20 tỷ đồng…
3.1. Có bị hủy thầu khi đấu thầu qua mạng không có nhà thầu nào tham gia
Căn cứ theo quy định tại Điều Điều 17 Luật đấu thầu 2013 về các trường hợp hủy thầu thì chỉ được phép hủy thầu khi hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; không tuân thủ quy định của pháp luật hoặc quy định khác có liên quan; hay thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trường hợp có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Cụ thể khi phát hiện có hành vi thông thầu hay gian lận thì sẽ bị hủy thầu.
– Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
+ Hành vi thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một bên hoặc các bên tham gia đấu thầu thỏa thuận thắng thầu;
+ Hành vi thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu nhằm mục đích để một bên thắng thầu;
+ Hành vi thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận thông thầu.
– Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:
+ Hành vi trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên nhà thầu trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào đó;
+ Hành vi cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Hành vi nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm mục đích làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư của bên mời thầu.
Như vậy, từ những phân tích trên thì cũng sẽ không bị hủy thầu kể cả khi không có nhà thầu tham gia, vì trường hợp không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu không thuộc một trong các căn cứ nêu trên.
3.2. Cách xử lý khi đấu đấu thầu qua mạng không có nhà thầu nào tham gia
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng thì bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trong trường hợp không có nhà thầu nào nộp hồ sơ thì bên mời thầu báo cáo với chủ đầu tư để xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng. Ngoiaf ra, bên mời thầu phải tiến hành mở thầu ngay trong trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ.
Như vậy, trong trường hợp không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu qua mạng thì bên mời thầu phải báo cáo với chủ đầu tư để xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng.