Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư? Thuật ngữ tiếng Anh? Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng? Quy định về thành viên của Hội đồng?
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh. Trong đó, hội đồng được thành lập để tổ chức thực hiện nghiệp vụ trong Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời lên phương án, hỗ trợ tái định cư cho người dân. Thành viên của Hội đồng pháp đáp ứng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện chức năng, quyền hạn của Hội đồng. Do đó, người dân cũng quan tâm đến ai có thể trở thành thành viên của Hội đồng này. Cùng tìm hiểu quy định trong tổ chức, hoạt động để làm rõ câu hỏi bên dưới.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Luật sư
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện có phải là thành viên trong thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất không?
Luật sư tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Để xem xét một chức danh có phải thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư hay không, ta phải xem xét tính phù hợp trong chuyên môn, nghiệp vụ cũng như yêu cầu về thành viên của Hội đồng. Trong đó, các nghiệp vụ và trách nhiệm trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư triển khai theo quy định pháp luật, quyền lợi nhà nước trao cho người dân khi thu hồi đất.
Đầu tiên, xem xét đến trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Điều 33,
Quy định pháp luật:
“Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này và giải quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Phân tích quy định pháp luật:
Do việc thu hồi đất được thực hiện trong quy hoạch của nhà nước, nên cần sự phối hợp thực hiện bồi thường của cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong đó, trách nhiệm ở địa phương được giao cho Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh triển khai thực hiện.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng được thành lập trên tinh thần đó. Đây là bộ phận giúp việc, thực hiện công việc chuyên môn. Các thành viên của Hội đồng cũng phải đáp ứng năng lực, tiêu chuẩn, kinh nghiệm trong thực hiện.
Bồi thường là việc tính toán giá trị vật chất tương ứng để bù đắp đối với quyền sử dụng đất cho người dân. Trong khi hỗ trợ tái định cư là hỗ trợ của nhà nước, để người dân có được chỗ ở mới, ổn định để đảm bảo nhu cầu sinh sống lâu dài.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tiếng Anh là Council for compensation and resettlement support.
Thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tiếng Anh là Member of the Compensation and Resettlement Support Council.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng:
3.1. Sơ lược về các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng:
– Thẩm định các phương án đưa ra:
Hội đồng thẩm định chỉ đạo Tổ công tác tiếp nhận thẩm định, trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện gửi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tổ trưởng Tổ công tác trực tiếp phân công và điều hành các thành viên của Tổ công tác tiến hành thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Qua đó đảm bảo xác định phương án, cách thức tốt nhất trong tiến hành Bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trên tinh thần các quy định, quyền lợi được nhà nước trao, cũng như dựa trên tình hình thực tế của địa phương.
– Trình biên bản thẩm định cho cơ quan cấp trên phê duyệt:
Tổ công tác tổng hợp kết quả thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng Biên bản và trình Hội đồng thẩm định xem xét để trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ quan cấp trên, chịu trách nhiệm với trung ương về tổ chức Bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở địa phương mình.
Đối với những trường hợp cá biệt, phức tạp, Hội đồng thẩm định tổ chức họp để xem xét, thống nhất nội dung giải quyết trước khi trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt. Nhằm thống nhất, mang đến cách thức phù hợp, hiệu quả nhất. Cũng như đảm bảo cho lợi ích, thỏa mãn được quyền lợi, nhu cầu của người dân có đất bị thu hồi.
3.2. Sơ đồ tổ chức hội đồng:
Đã là một hội đồng, phải có sự phân công, phối hợp, giám sát, quản lý. Do đó phải tổ chức hội đồng thành một thể thống nhất, có người lãnh đạo và các thành viên. Trên thực tế, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thành lập với sơ đồ tổ chức như sau:
– Chủ tịch hội đồng: Thực hiện việc nhận trách nhiệm, nhiệm vụ chính. Sau đó có các kế hoạch, chiến lược tổ chức thực hiện cụ thể. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.
– Các phó chủ tịch Hội. Giúp việc trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng. Thực hiện triển khai, giám sát cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ, các thành viên của hội đồng.
– Điều hành trực tiếp, tác động qua lại giữa:
+ Tổ kiểm kê, giám định.
+ Tổ áp giá.
+ Tổ hành chính – văn phòng.
+ Kế toán, thủ quỹ.
Đại diện của chủ đầu tư sẽ giữ vai trò là ủy viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành viên Tổ công tác. Nhằm đảm bảo tính khách quan, đảm bảo quyền lợi cho các nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó cũng giúp chủ đầu tư có tiếng nói, tham gia vào quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
4. Quy định về thành viên của Hội đồng:
Như vậy, thông qua những quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ do UBND cấp tỉnh ký quyết định. Tức là thực hiện chọn lọc, tìm kiếm các cán bộ, công chức đủ điều kiện vào vị trí thành viên của Hội đồng.
Các thành viên thực hiện trực tiếp trong xây dựng đề án, để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Do đó họ phải có hiểu biết, kinh nghiệm và năng lực liên quan đến giải quyết công việc. Các thành viên cũng phải đảm bảo về tính khách quan, phân công thực hiện nhiệm vụ chung.
Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện có được là một thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư không?
Việc Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện có được là một thành viên của Hội đồng này không thì phải xem xét đến điều kiện cũng như những tiêu chí của bên UBND cấp tỉnh đưa ra. Căn cứ trên tiêu chí trong việc xét những đối tượng được hoạt động trong Hội đồng. Tức là đưa ra điều kiện của thành viên Hội đồng. Từ đó lựa chọn các chủ thể đảm bảo tiêu chí vào vị trí công việc cụ thể.
Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đấy huyện cũng có chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý đất đai. Cũng như hiểu rõ về giá đất, tính chất đất của huyện. Trong trường hợp việc thu hồi đất được tiến hành trên địa bàn huyện đó, Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất có thể cung cấp thông tin liên quan đến giá đất, tham gia vào quá trình xác định bồi thường đất.
Kết luận:
Các chức danh, chức vụ khác nếu đủ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và công việc đang quản lý, thực hiện thì đều có cơ hội trở thành thành viên của hội đồng. Nếu bạn muốn biết thông tin về thành viên hội đồng, có thể tìm đọc các quyết định thành lập hội đồng ở tỉnh mình. Các quyết định này được đưa ra bởi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi được thành lập thì Hội đồng sẽ thực hiện những chức năng theo quy định của Nhà nước về quản lý đất đai. Cũng như thành viên của hội đồng tham gia trực tiếp vào các công việc của Hội đồng.