Sắp xếp vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước. Điều kiện thi tuyển, bổ nhiệm công chức.
Sắp xếp vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tốt nghiệp đại học Công nghệ thực phẩm, chuyên ngành Chế biến thủy sản và công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Năm Căn từ năm 2011 đến nay, được bố trí làm công tác xây dựng nông thôn mới, ngành nghề nông thôn, hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, tái định cư. Trước khi nhận công tác, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Năm Căn có Tờ trình xin hợp đồng lao động có thông qua Phòng Nội vụ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đồng ý bằng văn bản (nội dung Tờ trình nói rõ công việc tôi phụ trách, kèm theo lý lịch trích ngan của tôi) Nhưng hiện giờ tôi vẫn chưa được thi công chức, do Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng 10 biên chế và 02 hợp đồng ngân sách và tôi là một trong 2 hợp đồng đó. Đầu năm 2014, Phòng xây dựng Đề án vị trí việc làm không có vị trí, chức danh tôi đang phụ trách, không có nhu cầu tuyển dụng người có bằng đại học ngành Công nghệ thực phẩm. Đến năm 2015, Cơ quan có biến động về nhân sự, 1 nghỉ hưu, 1 chuyển công tác về Cần Thơ, 1 xin nghỉ việc. Hiện tại, Phòng đã đủ số lượng người làm việc theo số biên chế Ủy ban nhân dân huyện giao (10 biên chế), cụ thể 08 biên chế và 02 hợp đồng ngân sách chưa thi công chức. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1996/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp; năm 2015 Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu bạn làm việc theo chế độ hợp đồng ngân sách. Hiện nay không có một quy định của pháp luật nào điều chỉnh về hợp đồng ngân sách nhưng có thể hiểu rằng bạn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nhưng hưởng lương từ ngân sách của cơ quan bạn làm việc. Cụ thể là ngân sách của huyện, do hợp đồng được ủy ban nhân dân huyện giao.
Căn cứ Điều 2 Luật cán bộ, công chức 2008:
“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo thông tin bạn cung cấp, do bạn chưa thi công chức nên bạn không phải là công chức mà chỉ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động giữa cơ quan và người lao động. Tuy bạn được hưởng lương từ ngân sách địa phương (cụ thể là cấp huyện) nhưng bạn vẫn chưa vào biên chế, nghĩa là vẫn chưa là công chức nên khi cơ quan xây dựng đề án không có vị trí việc làm, chức danh của bạn thì cơ quan có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn.
Chỉ khi bạn được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan của nhà nước thì khi đó bạn mới trở thành công chức. Căn cứ tuyển dụng công chức vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế theo Điều 35 Luật cán bộ công chức 2008. Khi có căn cứ tuyển dụng công chức thì những người đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức tại Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau:
“1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn sẽ phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng công chức hoặc vị trí việc làm theo đúng chuyên ngành của bạn được tổ chức sắp xếp thì sẽ áp dụng theo chính sách tại địa phương.