Điều kiện, chế độ hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi. Chưa đến tuổi hưu có được hưởng lương hưu trước tuổi không? Điều kiện về hưu trước tuổi? Chế độ được hưởng khi về hưu sớm?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh năm 1964, tôi dạy học từ năm 1988. Tôi xin thôi việc và được chấp nhận năm 2010. Xin hỏi : chế độ hưởng lương hưu trước tuổi của tôi như thế nào? Hiện tôi chưa đến tuổi hưu, vậy có quy định nào để được hưởng lương trước khi đến tuổi hưu không? Cảm ơn luật sư rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dạy học từ năm 1988 đến năm 2010 thì nghỉ việc (tại thời điểm nghỉ việc bạn 46 tuổi), hiện nay bạn đã 52 tuổi (tính đến năm 2016) do vậy áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ hưu trí trước tuổi:1900.6568
Để được nghỉ hưu và hưởng lương hưu trước tuổi phải đáp ứng điều kiện tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
” Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, hiện nay bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi khi bạn mới 52 tuổi và có hơn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn sẽ chờ khi đủ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam để được hưởng lương hưu trong môi trường làm việc bình thường hoặc 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam và có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục tại Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng chế độ về hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật
- 2 2. Mức lương hưu hàng tháng khi về hưu trước tuổi
- 3 3. Cộng nối thời gian tham gia quân đội để tính nghỉ hưu
- 4 4. Cách tính mức hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi
- 5 5. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng khi về hưu trước tuổi
- 6 6. Cách tính lương hưu đối với nam khi về hưu trước tuổi
- 7 7. Điều kiện về hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật
1. Điều kiện hưởng chế độ về hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Mình năm nay 49 tuổi, có 25 năm công tác, trong lĩnh vực dạy nghề cơ khí (tiện phay bào). Mình muốn nghỉ theo nghị định 108, vẫn được hưởng chế độ có 75% lương hưu. Mình cần hội đủ những điều kiện gì? Như năm tuổi, sức khỏe, chuyên môn, thời gian nghỉ ốm, giám định sức khỏe, cần thêm những điều kiện gì nữa để được nghỉ như trên. Xin tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn các luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách về hưu trước tuổi quy định:
“1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.”
Theo đó, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới có thể được về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
- Tuổi từ đủ 50 tuổi trở lên.
- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
- Có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Khi đáp ứng được các quy định trên thì ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bạn còn được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Mức lương hưu hàng tháng khi về hưu trước tuổi
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi sinh tháng 4/1967, đi công tác từ tháng 1/1990 tại công ty Pizit Thanh Sơn, Phú Thọ. Tháng 6/2000, mẹ tôi chuyển về làm ở công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch. Năm 2016 công ty mẹ tôi cổ phần hóa. Xin hỏi luật gia, mẹ tôi có đủ điều kiện về hưu trước tuổi theo chế độ công ty cổ phần hay không? Mẹ tôi được hưởng những chế độ gì?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:
‘ Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.’
Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn sinh tháng 4/1967, đi công tác từ tháng 1/1990. Như vậy, mẹ bạn hiện nay mẹ bạn đủ 49 tuổi, có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, mẹ bạn đủ điều kiện nghỉ hưởng lương hưu khi mẹ bạn bị suy giảm khả năng lao động.
Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
‘1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứngvới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.’
Mức hưởng lương hưu của bạn như sau:
+ 15 năm = 45%
+ 11 năm còn lại = 11 x 3% = 33%.
Tổng mức hưởng lương hưu hàng tháng của mẹ bạn là 78%. Tuy nhiên, theo quy định mức hưởng tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn.
Nếu mẹ bạn không thuộc tường hợp bị suy giảm khả năng lao động thì khi nghỉ hưu mẹ bạn sẽ bị trừ % về hưu trước tuổi, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ đi 2%.
3. Cộng nối thời gian tham gia quân đội để tính nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, cho phép tôi được hỏi: Tôi sinh năm 1960, tháng 8 năm 1978 tôi đi bộ đội tại Lạng sơn đến tháng 9 năm 1982 xuất ngũ. Tháng 8 năm 1983 tôi đi lao động hợp tác quốc tế tại Liên xô (cũ) đến tháng 10 năm 1989 về nước. Tháng 6 – 1992 tôi vào làm việc tại EVN HANOI đến nay. Tôi muốn được nghỉ hưu sớm. Xin được hỏi tôi đã đủ điều kiện chưa? Thời gian trong quân đội tại biên giới và thời gian lao động ở nước ngoài được tính như thế nào? Xin trân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
* Thời gian trong quân đội tại biên giới và thời gian lao động ở nước ngoài có được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Thứ nhất, đối với thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp tác quốc tế:
Căn cứ Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
” …
4. Người lao động thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:
a) Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Thời gian làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng là lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề không được tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.
… “
Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định tính thời gian công tác đối với người lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 như sau:
“Tính thời gian công tác đối với người lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 23 của
1. Thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép bao gồm:
a) Thời gian công tác, học tập, làm việc thực tế trong thời hạn được ghi trong quyết định của đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, kể cả thời gian được gia hạn do đơn vị cử đi cho phép.
b) Trường hợp một người có nhiều lần đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài thì được cộng thời gian của các lần ở nước ngoài trong thời hạn cho phép thành thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
c) Người lao động đang làm việc ở trong nước, được đơn vị cử đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài, sau đó chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ thì thời gian nâng cao tay nghề được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
… “
Theo quy định trên, sau khi bạn xuất ngũ, bạn đi hợp tác lao động tại Liên Xô (cũ) từ 8/1983 đến 10/1989 (tức trước 1/1/1995), nếu trước đây bạn thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động thì thời gian công tác ở nước ngoài sẽ được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, Đối với thời gian phục vụ tại ngũ: Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của
c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
g)
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.”
Theo thông tin bạn cung cấp, tháng 8/1978, bạn đi bộ đội tại Lạng sơn đến tháng 9/1982 xuất ngũ. Nếu bạn chưa hưởng các chế độ trên thì thời gian bạn đi bộ đội sẽ được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
* Về hưu trước tuổi:
Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định diều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật là đủ tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Theo như bạn trình bày, số năm đóng bảo hiểm xã hội của bạn trên 20 năm, tuổi của bạn là 56 tuổi. Nếu bạn không thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động thì bạn có quyền xin về hưu trước tuổi, tuy nhiên sẽ bị trừ % do về hưu trước tuổi bởi tuổi đối với lao động nam là đủ 60 tuổi, mỗi năm về hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2%.
Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành”.
Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động, tùy từng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động sẽ có điều kiện về hưu khác nhau.
4. Cách tính mức hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh ngày 15 tháng 02 năm 1965, vào biên chế (đóng bảo hiểm xã hội) từ 1/9/1985 đến 15/12/2017 tôi muốn về hưu trước tuổi. Ngày 1/9/2012 hệ số lương 4,65, hệ số chức vụ là 0,2, đến ngày 1/9/2015 hệ số lương lên 4,98, hệ số chức vụ 0,2.Từ ngày 1/9/2012-1/9/2013 thâm niên 25%, 1/9/2013-1/9/2014 thâm niên 26%,… 1/9/2017-1/9/2018 thâm niên 30%. Vậy cách tính lương hưu và tiền trợ cấp được bao nhiêu và tính như thế nào? Kính mong các luật sư tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
… “.
Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
… “
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sinh 15/02/1965, tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1985 đến nay, tính đến nay bạn 52 tuổi, 32 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nay bạn muốn nghỉ hưu trong năm 2017 thì bạn phải bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc 61% trở lên theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Mức lương hưu hằng tháng như sau:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo quy định trên, thì người lao động được tính mức hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm tăng thêm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Sau đó, mỗi năm về hưu trước tuổi bị trừ 2%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn tương ứng với số năm đóng bảo hiểm ở đây được tính như sau:
+ Nếu bạn là nam:
15 năm = 45%
17 năm = 17 x 2% = 34%.
Tổng mức hưởng là 79%. Tuy nhiên, theo quy định trên, mức hưởng tối đa là 75%, sau đó mỗi năm về hưu trước tuổi (về hưu trước 08 năm) sẽ bị giảm 2% là 16%. Như vậy, mức hưởng cuối cùng của bạn là 59%.
+ Nếu bạn là nữ giới:
15 năm = 45%
17 năm = 17 x 3% = 51%.
Tổng mức hưởng là 96%. Tuy nhiên, theo quy định trên, mức hưởng tối đa là 75%, sau đó mỗi năm về hưu trước tuổi (về hưu trước 08 năm) sẽ bị giảm 2% là 16%. Như vậy, mức hưởng cuối cùng của bạn là 59%.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
… “.
5. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng khi về hưu trước tuổi
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nam, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1958. Số năm công tác là 38 năm 3 tháng. Hiện tại tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi thì cách tính lương hưu như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi được biết cụ thể các chế độ được hưởng này. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
… “
Theo quy định trên, điều kiện nghỉ hưu đối với lao động nam là từ đủ 60 tuổi trở lên và đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Theo như bạn trình bày, bạn sinh 25/09/1958, tính đến thời điểm này là 59 tuổi chưa đủ 60 tuổi do đó nếu bạn muốn về hưu trước tuổi, bạn phải thuộc trường hợp có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò hoặc thuộc trường hợp suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
… “
Mức lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
* Trường hợp 1: Nếu bạn nghỉ hưu thuộc trường hợp quy định tại điểm b) hoặc điểm c) theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì cách tính hưởng lương hưu như sau:
15 năm = 45%
23 năm = 23 x 2% = 46%
03 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%.
Tổng mức hưởng của bạn là 92%. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa là 75% do đó bạn sẽ được hưởng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
* Trường hợp 2: Bạn nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
15 năm = 45%
23 năm = 23 x 2% = 46%
03 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%.
Tổng mức hưởng của bạn là 92%. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa theo quy định pháp luật là 75% do đó bạn sẽ được hưởng 75%. Bạn về hưu trước 01 tuổi (59 tuổi) do đó sẽ bị giảm 2%. Như vậy, mức hưởng của bạn là 73% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điệu 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
6. Cách tính lương hưu đối với nam khi về hưu trước tuổi
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi năm nay 56 tuổi, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 1 năm 1987 đến nay, hiện công tác tại Công ty cổ phần. Xin chuyên gia tư vấn giúp xem nếu về hưu trước tuổi thì cách tính lương hưu và quyền lợi khác như thế nào ? Cám ơn tư vấn viên trước ạ !?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn là nam, năm nay bạn 56 tuổi và bạn đóng bảo hiểm liên tục từ tháng 1/1987. Như vậy, tính đến tháng 11 năm 2017, bạn đã đóng bảo hiểm 30 năm 11 tháng, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;…”.
Như vậy, trong trường hợp này bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 do chưa đủ tuổi. Ở đây, nếu bạn muốn nghỉ hưu vào tháng 11/2017 thì bạn phải thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
+ Từ 01/01/2016, nam từ đủ 51 tuổi, nữ từ đủ 46 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì nam phải đáp ứng điều kiện về tuổi là đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi.
+ Nam đủ 50 tuổi và nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì bạn 56 tuổi và đóng được 30 năm 11 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Luật sư tư vấn pháp luật về cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi: 19006568
Về cách tính mức lương hưu khi đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi: được quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. …
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”
Theo đó, mức lương hưu hằng tháng của người lao động = tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường thời gian gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm.
Áp dụng cụ thể vào trường hợp của bạn: Tính đến thời điểm nghỉ hưu trước tuổi (tháng 11/2017), bạn là nam 56 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội với thời gian là 30 năm 11 tháng, điều kiện làm việc bình thường. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bạn được xác định:
+ 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội = 45% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
+ Từ năm thứ 16 trở đi đến năm thứ 30, thì tỉnh lệ hưởng lương hưu tính thêm là: 15 x 2% = 30%
+ 11 tháng được xác định là một năm nên được tính thêm là: 1 x 2% = 2%
Như vậy, tổng mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 77%. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật mức hưởng tối đa của bạn là 75% do đó bạn sẽ được hưởng 75%. Bạn nghỉ hưu trước 04 tuổi thì bạn bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ trước tuổi được xác định = 4 x 2% = 8%. Do đó, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 67% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Mức tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được xác định theo quy định của Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Trường hợp toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm, lao động của bạn bạn thuộc chế độ tiền lương do nhà nước quy định và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì sẽ tính bình quân tiền lương tháng của 05 năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu
– Trường hợp lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ở đây, bạn chỉ nêu hiện bạn công tác tại Công ty cổ phần không nêu rõ quá trình đóng cụ thể như thế nào nên bạn có thể tham khảo quy định trên để biết được cách tính mức bình quân tiền lương của mình.
7. Điều kiện về hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Đến tháng 9 năm 2021 tôi đủ 45 tuổi và công tác tại vùng 0.7 được 26 năm và đóng bảo hiểm cũng được 26 năm. Vậy trường hợp của tôi có được về hưu trước tuổi không? Xin tư vấn giúp!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
…”
Do không rõ bạn là nam hay nữ nên sẽ chia trường hợp như sau:
– Trường hợp 1:Nếu bạn là nữ, đủ 45 tuổi, có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội và có 26 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, thì bạn chỉ được nghỉ hưởng lương hưu khi bạn làm việc trong quân đội nhân dân hoặc công an nhân dân.
Nếu không thuộc đối tượng trên thì bạn sẽ không được nghỉ hưởng lương hưu.
– Trường hợp 2: Nếu bác là nam, 45 tuổi, có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội và có 26 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì bác chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu do chưa đủ điều kiện về tuổi (50 tuổi) theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Đến năm 2021 bạn đủ 45 tuổi thì bạn phải bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì bạn được nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động.