Đóng bảo hiểm 4 tháng thì có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? Điều kiện, thủ tục, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã nghỉ làm ở công ty cũ vào tháng 2/2016. Trong thời gian đi làm ở công ty cũ tôi có đóng bảo hiểm xã hội và đã đóng được 4 hay 5 tháng gì đó. Bây giờ do đang làm việc cho gia đình nên tôi không có ý định đóng tiếp bảo hiểm xã hội nữa và tôi muốn được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, trong thời gian đóng 4 tháng đó tôi có được rút không? Tôi phải làm như thế nào để rút được tiền bảo hiểm và thời gian để rút tiền bảo hiểm là bao lâu ạ? Cảm ơn đã tư vấn ạ!?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 8Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Như vậy trong trường hợp bạn thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, thời gian hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải là một năm sau khi nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm 4-5 tháng sau đó nghỉ việc và không muốn đóng bảo hiểm xã hội nữa thì sau thời hạn 1 năm, bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu trên, trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Căn cứ Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:1900.6568
– Căn cứ Khoản 3 Khoản 4 Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
…
3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, sau thời gian nghỉ việc một năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bạn làm hồ sơ thủ tục theo quy định nêu trên thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
- 2 2. Thủ tục hưởng BHXH một lần như thế nào?
- 3 3. Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi ra nước ngoài định cư
- 4 4. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 5 5. Nên nhận BHXH một lần hay đóng tiếp để hưởng chế độ hưu trí
- 6 6. Điều kiện để được nhận bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì quyền lợi của họ được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 55 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Thủ tục hưởng BHXH một lần như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Em đã tham gia bảo hiểm xã hội 2 năm và hiện nay em đã thôi việc sau khi hết hợp đồng 1 năm. Vậy em có được hưởng bảo hiểm 1 lần không? Thủ tục nhận như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng bảo hiểm 1 lần
Theo quy định tại Điều 55 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”
“Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Như vậy, bạn có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần, tuy nhiên, bạn phải đáp ứng một số yêu cầu sau: 1) phải sau 1 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; 2) Bạn phải có đơn yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Đơn đề nghị của người lao động về việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Bước 2: Nộp hồ sơ tại BHXH quận, huyện
3. Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi ra nước ngoài định cư
Tóm tắt câu hỏi:
Em năm nay 20 tuổi, đã kí hợp đồng với công ty là hợp đồng có thời hạn 12 tháng, sau đó không gia hạn hợp đồng mà chỉ làm đúng thời hạn và nghỉ việc, em có đóng bảo hiểm xã hội cả 12 tháng đó (từ 1/12/2014 đến 1/12/2015), sau đó không đóng bảo hiểm nữa để sang Anh định cư. Sau khi nghỉ việc, em có được hưởng bảo hiểm một lần không ạ. Nếu có thì cần những hồ sơ, thủ tục như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 60 quy định đối tượng để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Như vậy, bạn thuộc đối tượng ra nước ngoài để định cư là đối tượng để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo
Về hồ sơ để hưởng bảo hiểm 1 lần:
Theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Trong trường hợp của bạn là ra nước ngoài định cư nên bạn cần chuẩn bị những hồ sơ, bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần;
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Tùy từng trường hợp bạn định cư ở nước ngoài và xin thôi quốc tịch hay không để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.
Về thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần
Thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 110, Khoản 3, 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
4. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì hồ sơ gồm những gì? Em nghỉ việc vào ngày 3/5/2015 thì em sẽ đi nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội vào ngày 2/5/2016 phải không? Nếu như lấy muộn một ngày có sao không?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thì:
* Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
* Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
* Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau thời điểm 1 năm tính từ lúc bạn nghỉ việc, bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp này của bạn sẽ bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Quyết định nghỉ việc.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
– Giấy chứng minh thư nhân dân của bạn
Ngày 2/5/2016 bạn có thể làm hồ sơ gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi trước đây bạn tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu trễ hẹn cũng không ảnh hưởng đến việc nhận số tiền này.
5. Nên nhận BHXH một lần hay đóng tiếp để hưởng chế độ hưu trí
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi sinh năm 1957, tham gia đóng BHXH từ năm 2003, đến năm 2017 là 15 năm đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ năm để hưởng lương hưu. Năm 2003, hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội là 1,86, cứ 2 năm tăng lương 1 lần, tăng 0,18. Hiện nay hệ số lương đang đóng bảo hiểm xã hội là 2,94. Tôi muốn đóng thêm 5 năm nữa thì tôi phải đóng bao nhiêu tiền và mức lương hưu được hưởng là bao nhiêu một tháng? Như vậy, chồng tôi nên đóng thêm BHXH để hưởng chế độ hưu trí hay nhận trợ cấp 1 lần, cái nào có lợi hơn?
Luật sư tư vấn:
Sau khi chồng bạn nghỉ hưu, chồng bạn chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội do đó chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nếu chồng bạn muốn đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì chồng bạn sẽ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
‘Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.’
Mức đóng BHXH tự nguyện quy định tại Điều 9 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:
‘1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.’
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ bằng 22% mức thu nhập tháng do chồng bạn lựa chọn để đóng, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng quy định tại Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
‘1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.’
Mức hưởng trợ cấp một lần được quy định tại Khoản 2, Điều 76 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
‘Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.’
Như vậy, việc lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp một lần có lợi hơn sẽ tùy vào mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của chồng bạn, tình trạng sức khỏe của chồng bạn.
6. Điều kiện để được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm, giờ thất nghiệp tôi muốn nhận tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần thì thủ tục làm sao, thời gian sau nếu có việc làm thì tôi có được đóng lại bảo hiểm xã hội từ đầu hay không?. Nhờ Luật sư tư vấn dùm, tôi xin cảm ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Luật sư tư vấn về hưởng bảo hiểm xã hội một lần qua tổng đài:1900.6568
Bên cạnh đó tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động quy định:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau đó nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Huyện hoặc bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh nơi bạn cư trú.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 20 Quyết định 636/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:
“Điều 20. Hồ sơ hưởng BHXH một lần
1. Sổ BHXH.
2. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
3.1. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
3.2. Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
3.2.1. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
3.2.2. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
3.2.3. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Sau khi đã được hưởng bảo hiểm xã hội một lần bạn vẫn có quyền tham gia bảo hiểm xã hội lại từ đầu.