Có giấy chứng nhận học mẫu giáo mới được vào lớp 1 đúng không? Học nhóm trẻ có được cấp giấy chứng nhận học xong mẫu giáo không? Điều kiện tuyển sinh vào lớp 1.
Trong cuộc sống, nhiều gia đình có con nhỏ không cho con mình được học mẫu giáo vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính điều này, thời gian vừa qua, các bậc phụ huynh trên địa bàn một số tỉnh thành hoang mang, lo lắng yêu cầu tư vấn trẻ em có giấy chứng nhận học mẫu giáo mới được vào lớp 1 đúng không? Nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn nên không có tiền của cho con em đi học lớp mẫu giáo. Nhiều chính sách dành cho thế hệ con em mầm non như vận động cho trẻ lên lớp nhưng nhiều gia đình còn bỏ ngỏ đợi con đủ tuổi cho đi học tiểu học. Vậy thực tế, câu chuyện trẻ có giấy chứng nhận học mẫu giáo mới được vào lớp 1 đúng không? Bài viết dưới đây, các luật sư trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp khách hàng giải đáp dựa trên
Mục lục bài viết
1. Trẻ em không có giấy chứng nhận học mẫu giáo, trẻ em vẫn được vào lớp 1
Theo quy định tại
– Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
– Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
+ Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
+ Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
+ Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
+ Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Như vậy, giáo dục mẫu giáo năm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Về chương trình giáo dục phải được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
‘Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.’
Theo Điều luật trên thì
Có nên cho con đi học trước khi vào lớp 1? Câu hỏi này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên các bậc làm cha làm mẹ đã có thêm thông tin để trả lời cho câu hỏi của mình, điều quan trọng nhất khi mà trẻ đến trường phải thấy vui, thấy thú vị và được khám phá chứ không phải đến học lại những gì mà mình đã được học, về phía cha mẹ cần phải cho con một đôi bàn tay vững để cầm bút chứ không phải là cầm bút quá sớm.
2. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
Theo quy định tại Điều 23 Luật giáo dục năm 2019:
– Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
– Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non:
– Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
– Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
+ Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
+ Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ nhập học cho con vào lớp 1
Các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập học cho con vào lớp 1 như sau:
– Đơn xin nhập học cho con (theo mẫu đơn của từng trường để phụ huynh khai điền thông tin).
– Bản sao giấy khai sinh (bản sao có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu).
– Bản sao sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu, hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú thường xuyên sinh sống của công an phường, xã, thị trấn nơi trường học có trụ sở).
– Giấy khám sức khỏe tổng quát của học sinh có xác nhận của bác sĩ và đóng dấu của cơ quan y tế đủ điều kiện cấp.
– Ảnh của bé.
– 01 sổ tiêm chủng (bản photo) nếu có.
– 01 thẻ bảo hiểm y tế nếu có (bản photo) nếu có.
Để bảo đảm việc nhập học cho con trẻ được nhanh chóng và thuận lợi, các gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường để biết thêm thông tin chi tiết. Cứ bước vào mùa hè chuẩn bị cho năm học mới là những phụ huynh có con em chuẩn bị vào lớp 1 lại lo lắng vì số hồ sơ nộp vào các trường khá đông. Tuy nhiên, tình trạng trên hiện nay có thể sẽ không còn nữa vào đầu năm học tới, bởi một số các trường tiểu học ở các địa phương đã và đang triển khai mô hình cho phụ huynh đăng ký chọn trường qua mạng, thay vì chỉ nộp hồ sơ bản giấy vào giờ hành chính như trước đây.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Trẻ học ở lớp nhóm trẻ có được vào lớp 1 không?
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi năm nay 5 tuổi. 2020 sẽ vào lớp 1. Nhưng do điều kiện về thời gian nên tôi không gửi con đi học mẫu giáo ở trường công lập mà gửi ở nhóm trẻ. Nơi đây không cấp được giấy chứng nhận trẻ học xong mẫu giáo. Có người nói nếu không có giấy chứng nhận đó thì con tôi không được nhận vào lớp 1. Tôi rất hoang mang mong luật sư tư vấn giúp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT - Luật giáo dục năm 2019
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDDT sửa đổi, bổ sung bởi
“1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
>>> Luật sư tư vấn giấy chứng nhận tốt nghiệm mẫu giáo: 1900.6568
Theo Điều 14 Luật giáo dục năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020:
‘Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.’
Có thể thấy, khi con bạn kết thúc thời gian học lớp mầm non thì khi đủ tuổi có thể chọn một trong các cơ sở giáo dục tiểu học để con mình có thể theo học tại cơ sở đó. Theo quy định trên thì giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc chứ không bắt buộc đối giáo dục mầm non. Điều đó có nghĩa là không có quy định nào bắt buộc phải đi học mầm non để được cấp giấy chứng nhận học mẫu giáo mới được vào học lớp 1.
Về hồ sơ nhập học vào lớp 1 thì sẽ không được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật nào mà nó sẽ được hướng dẫn bởi một số công văn, chỉ thị hay quyết định của UBND tỉnh, thành phố đó, do không rõ nơi bạn đang cư trú và nơi con bạn muốn nhập học nên tùy thuộc vào từng địa phương mà bạn có thể xem hướng dẫn của địa phương đó về thủ tục nhập học vào lớp một. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn về trình tự, hồ sơ, thủ tục nhập học cho con vào lớp một ở phần trên. Để bảo đảm việc nhập học cho con trẻ được nhanh chóng và thuận lợi, các gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường để biết thêm thông tin cụ thể.
Ví dụ theo quy định của Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn nhập học cho học sinh lớp 1 thì không được buộc phụ huynh phải nộp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi. Nếu học sinh không có giấy gọi trẻ ra lớp 1 nhưng có hộ khẩu theo quy định, hoặc không có tên trong danh sách, các trường phải nhận hồ sơ và nhanh chóng báo cho Hiệu trưởng để giải quyết kịp thời.