Vợ liệt sỹ tái giá thì có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không? Chế độ đối với thân nhân người có công với cách mạng? Chế độ bảo hiểm y tế đối với vợ con của liệt sỹ, vợ liệt sỹ tái giá?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: mẹ tôi là vợ liệt sĩ nhưng đã tái giá thì trong trường hợp của mẹ tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế do ngân sách hỗ trợ không? Nếu được thì cần phải có những giấy tờ gì? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 11 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 thì:
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
– Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
– Làm nghĩa vụ quốc tế;
– Đấu tranh chống tội phạm;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
– Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
– Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 chết vì vết thương tái phát;
– Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13.
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13, Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ đối với vợ liệt sỹ tái giá như sau:
“- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế cho vợ liệt sỹ tái giá:1900.6568
Tuy nhiên, thân nhân liệt sỹ theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 bao gồm:
– Cha đẻ, mẹ đẻ;
– Vợ hoặc chồng;
– Với;
– Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
Do đó, trong trường hợp này, khi vợ liệt sỹ tái giá sẽ không được hưởng ưu đãi khi mua bảo hiểm y tế nữa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
- 2 2. Vợ con của liệt sỹ có được hưởng bảo hiểm y tế ưu đãi?
- 3 3. Con của liệt sỹ có phải đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức?
- 4 4. Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
- 5 5. Vợ Liệt sĩ có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
- 6 6. Con của liệt sỹ có được Nhà nước mua bảo hiểm y tế?
1. Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Người có công nói chung cũng như liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ nói riêng, họ là người đã có những đóng góp to lớn cho đất nước và ở khía cạnh nào đó, họ phải chịu những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, cũng như gặp khó khăn ở một số phương diện nào đó trong cuộc sống. Và để phần nào bù đắp những thiệt thòi, thiếu thốn cũng như đảm bảo hơn cuộc sống của họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với những đối tượng này, trong đó có ưu đãi về chế độ bảo hiểm y tế được quy định tại điểm i, khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014. Theo đó, nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế gồm cả “Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ”. Như vậy, vợ liệt sĩ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế mà không mất bất kì khoản phí nào.
Cũng theo Luật bảo hiểm y tế thì vợ liệt sĩ, sau khi được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được hưởng các chế độ sau:
– Được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 100% các chi phí Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
– trong trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến thì vợ liệt sĩ được hộ trợ chi phí theo tỉ lệ sau:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh,chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Để tránh trường hợp lạm dụng mức hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, Pháp luật cũng quy định các trường hợp không được hưởng hưởng bảo hiểm y tế bao gồm:
– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
– Khám sức khỏe.
– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
– Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý củathai nhi hay của sản phụ.
– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
– Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh vàphục hồi chức năng.
– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
– Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
– Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
2. Vợ con của liệt sỹ có được hưởng bảo hiểm y tế ưu đãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có nhu cầu tư vấn và muốn hỏi một viêc như sau: Mẹ tôi năm nay 75 tuổi là vợ của liêt sỹ. Bố tôi hy sinh năm 1968. Đến năm 1980, mẹ tôi đi lấy chồng khác, nhưng từ đó đến nay mẹ tôi vẫn thờ cúng bố tôi (liêt sỹ). Vậy tôi muốn hỏi mẹ tôi có được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) ưu đãi không? Và bản thân tôi là con trai, thì tôi cũng có được cấp thẻ BHYT ưu đãi không ?
Luật sư tư vấn:
Đối với mẹ bạn:
Mẹ bạn đã đi lấy chồng khác thì về phương diện pháp lý, mẹ bạn và bố bạn đã không còn quan hệ vợ chồng. Bởi dù nếu mẹ bạn chỉ chung sống với người đó mà không đăng kí kết hôn thì việc mẹ bạn chung sống với người đàn ông kia như vợ chồng thì vẫn được xác nhận là hôn nhân thực tế. Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện, không quy định được hưởng các chế độ khác như điều dưỡng, mai táng phí, BHYT. Ngoài ra, mẹ bạn còn thờ cúng bố bạn trong suốt thời gian qua thì theo quy định tại Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì mẹ bạn sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Cụ thể:
“1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.
2. Hồ sơ hưởng trợ cấp:
a) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng;
b) Biên bản ủy quyền;
c) Hồ sơ liệt sĩ;
d) Quyết định trợ cấp thờ cúng của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Đối với bạn:
Bạn là con trai của bố bạn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 quy định như sau:
“1.Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều Điều 14 Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 thì chế đố ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
“a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con liệt sĩ mồ côi từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên;
d) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương;
e) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;
g) Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.”
Như vậy, trong trường hợp này theo quy định trên thì bạn là thân nhân của liệt sĩ và theo quy định tại điểm e khoản 2 nêu trên bạn sẽ được hưởng BHYT ưu đãi hay được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho.
3. Con của liệt sỹ có phải đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Dương Gia.Tôi xin hỏi luật sư: Tôi là con liệt sỹ, đang là cán bộ công chức. Và hiện tại tôi phải đóng BHYT bắt buộc trừ vào lương hàng tháng. Tôi đang được hưởng bảo hiểm y tế của gia đình chính sách (con liệt sỹ). Xin luật sư tư vấn cho tôi được rõ, liệu tôi có phải đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc của cán bộ, viên chức hàng tháng không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là con của liệt sỹ, hiện tại bạn đang đưởng bảo hiểm y tế của gia đình chính sách. Tuy nhiên, bạn đang phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc của cán bộ, viên chức hàng tháng.
Theo Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
d) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;
e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.
Với quy định này, trong trường hợp của bạn là con của liệt sỹ sẽ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bạn đang là cán bộ, công chức thuộc điểm a khoản 1 và điểm i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014. Tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm ý tế năm 2014 quy định:
“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng”.
Như vậy, với quy định này và xét trường hợp của bạn, bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mã quyền lợi theo đối tượng là thân nhân liệt. Bạn không phải đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, viên chức hàng tháng.
4. Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
Tóm tắt câu hỏi:
1. Cô tôi là vợ liệt sĩ tái giá chỉ được hưởng tiền tuất hàng tháng là 1.318.000 đồng/tháng, ngoài ra không có hưởng bảo hiểm y tế, điều dưỡng, tiền lễ tết có đúng không, văn bản nào quy định vợ liệt sĩ tái giá không có hưởng bảo hiểm y tế, điều dưỡng, tiền lễ tết.
2. Cậu tôi có mộ trong nghĩa trang liệt sĩ, có ghi hy sinh năm 1950, nhưng khi làm hồ sơ công nhận liệt sĩ, phường và phòng Lao động Thương binh và xã hội quận, đi xác minh những người lão thành cách mạng và người cao tuổi tại địa phương nơi cậu sống từ nhỏ, thạm gia cách và hy sinh tại đó, khẳng định cậu tôi không có tham gia cách mạng, nên Ủy ban nhân quận trả lời bằng văn bản không công nhận cậu tội là liệt sĩ, (kèm theo biên bản họp hội đồng xác nhận người có công phường tỷ lệ 100% không thống nhất). Vậy có đúng không? có đúng theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Quyền lợi của Vợ Liệt sĩ tái giá
Tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng
4. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.
Tại Điều 1 Nghị định 20/2015/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng có quy định như sau:
Điều 1. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và mức trợ cấp, phụ cấp
1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.318.000 đồng.
Căn cứ theo quy định trên thì cô của bạn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng là 1.380.000 đồng là đúng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì vợ liệt sĩ tái giá sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng mà không có quy định được hưởng bảo hiểm y tế, điều dưỡng, mai tang phí. Hiện nay cũng không có văn bản nào quy định rằng vợ liệt sĩ tái giá được hưởng bảo hiểm y tế, điều dưỡng, lễ tết.
Thứ hai: Thủ tục công nhận Liệt sĩ
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP có quy định căn cứ xác nhận liệt sĩ như sau:
Điều 3. Căn cứ xác nhận liệt sĩ
1. Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.
2. Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP có quy định thủ tục xác nhận đối với người hy sinh như sau:
Điều 5. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 3, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia cách mạng;
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp người hy sinh là Thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc Thanh niên xung phong cùng cấp;
b) Gửi hồ sơ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;
b) Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy báo tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 18
Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy báo tử. Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy báo tử;
d) Chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này có trách nhiệm:
a) Cấp giấy báo tử; có công văn kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ; chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và Ủy ban nhân dâp cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu; bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
Cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Điều 4. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh thuộc lực lượng quân đội, công an
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận liệt sĩ;
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).
Theo thông tin bạn trình bày khi gia đình bạn làm hồ sơ công nhận liệt sỹ, Phường và Phòng Lao động Thương binh và xã hội quận có xác minh qua những người lão thành cách mạng và người cao tuổi tại địa phương nơi cậu của bạn sống từ nhỏ, và có khẳng định cậu của bạn không tham gia cách mạng. Ủy ban nhân Quận trả lời bằng văn bản không công nhận cậu bạn là liệt sĩ. Việc mà cậu của bạn có mộ trong nghĩa trang liệt sỹ và ghi hy sinh năm 1950 thì chưa đủ căn cứ để xác định cậu của bạn là Liệt sỹ, bên Phường và Phòng lao động Thương binh và Xã hội có xác minh qua những người lão thành cách mạng (Hội cựu chiến binh) và người cao tuổi tại địa phương (Hội người cao tuổi) sau đó lập Biên bản gửi sang Ủy ban nhân dân cấp Huyện và việc ủy ban nhân dân cấp Huyện ra thông báo trả lời cho gia đình bạn là không công nhận cậu của bạn là Liệt sỹ là đúng theo quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP.
5. Vợ Liệt sĩ có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là vợ liệt sĩ nhưng đã tái giá (Không lấy chồng mà kiếm con và nuôi con một mình). Khi đến tuổi hưởng lương tôi vẫn được địa phương quan tâm và được hưởng lương vợ liệt sĩ vì khi bố mẹ chồng còn sống tôi vẫn chăm sóc và được cả dòng họ nhà chồng công nhận. Nhưng tôi không được quyền thờ cúng liệt sĩ vì gia đình nhà chồng trao quyền đó cho em chồng tôi (khi bố mẹ chồng tôi đã chết). Tôi cũng không có ý kiến gì, nhưng từ năm 2015 tôi bị cắt không được hưởng chế độ thẻ Bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh . Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được hưởng BHYT không? Nếu được thì tôi hỏi ai để làm? Xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định như sau:
“8. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;
… “
Theo quy định trên thì thân nhân liệt sỹ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ đối với vợ liệt sỹ tái giá như sau:
“Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng
1. Thân nhân của một liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.
2. Thân nhân của hai liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng hai lần mức chuẩn.
3. Thân nhân của ba liệt sĩ trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng ba lần mức chuẩn.
4. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.
5. Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.”
Tuy nhiên, thân nhân liệt sỹ theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 bao gồm:
– Cha đẻ, mẹ đẻ;
– Vợ hoặc chồng;
– Với;
– Người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ.
Do vậy, trong trường hợp này, mặc dù bạn nói bạn là vợ liệt sỹ tái giá nhưng thực tế không đăng ký kết hôn với người khác và không chung sống thực tế với người khác nên bạn vẫn được coi là vợ liệt sỹ, do vậy bạn vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo tiêu chuẩn của vợ liệt sỹ theo quy định trên. Trường hợp này, bạn có thể lên trực tiếp phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn sinh sống để trao đổi và được giải quyết.
6. Con của liệt sỹ có được Nhà nước mua bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi là con của liệt sĩ có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không? Gia đình tôi đang cần sự giải đáp của luật sư vì gia đình tôi đang gặp khó khăn mong sự giúp đỡ của pháp luật?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14
“a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005 sửa đổi, bổ sung 2012 như sau:
– Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
– Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
– Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ) thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
– Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
– Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà;
– Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ đối với thân nhân liệt sĩ:1900.6568
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
– Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
– Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn là con của liệt sỹ, mẹ bạn thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 thì mẹ bạn sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi trên, trong đó có chế độ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế. Do đó, mẹ bạn được cấp thẻ bảo hiểm y tế nếu như mẹ bạn có Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.